Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

CHÀO MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27-7
                                                                          
Chào mừng thầy thuốc Việt Nam!
Tâm đức sâu nặng muôn vàn tình dân.
Luôn luôn giữ vững tinh thần,
Phục vụ chu đáo bệnh nhân yêu cầu.
Vững vàng nghề nghiệp chuyên sâu,
Chữa bệnh hiệu quả càng giàu người thương.
Dân mình quý mến biết ơn,
Tấm lòng thầy thuốc quý hơn bạc vàng.                      

                             Nguyễn Hồng Trân
                               Huế ngày 27-7- 2013

CÁCH TÌM TÊN NĂM ÂM LỊCH

PHƯƠNG PHÁP MỚI TÌM TÊN NĂM ÂM LỊCH
            TRƯỚC VÀ SAU CÔNG NGUYÊN
                                    ==00==
                                                   Nguyễn Hồng Trân
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội,v.v... quan tâm đến mốc thời gian liên quan giữa năm Dương lịch và năm Âm lịch, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp đối chiếu mã số danh vị Can Chi để xác định chính xác tên năm âm lịch tương ứng với năm dương lịch tương ứng cả trước Công nguyên (TCN) và sau Công nguyên (SCN). Ngoài ra cũng xin giới thiệu luôn cách tìm đơn giản tên năm âm lịch SCN theo phương pháp số học.
Trước tiên, ta lập một cái bảng danh vị lục giáp Can - Chi, kết hợp với số dư trọn chục với số đơn vị dưới 10 như bảng dưới đây (do Nguyễn Hồng Trân tạo lập năm 2009):

Sốdư
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
00
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tị
10
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
Dần
Mão
20
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
30
Dần
Mão
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
40
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
50
Tuất
Hợi
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi
Can
C
T
N
Q
G
A
B
Đ
M
K


A.PHƯƠNG PHÁP SỐ HỌC KẾT HỢP ĐỐI CHIẾU
1. TÌM TÊN CAN CHI NĂM ÂM LỊCH TRƯỚC CÔNG NGUYÊN (TCN)
Việc tìm tên Can-Chi của năm dương TCN, Ta lấy số biểu năm dương lịch TCN chia cho 60 (số vòng chu kỳ Can -Chi là 60), còn lại số dư, lấy 60 trừ số dư đó rồi lấy kết quả cộng thêm 1. Sau đó đối chiếu kết quả với bảng trực giao lục giáp Can - Chi như trên bằng cách đối chiếu số dư hàng chục tròn theo cột dọc rồi tìm số nhỏ đơn vị theo hàng ngang phía trên đến số nào thì ta dóng xuống theo cột dọc thì sẽ tìm thấy giao điểm với hàng ngang chục tròn của số dư là được Chi và giao điểm hàng ngang của thứ tự các Can ta sẽ tìm được Can của năm đó. Cách đối chiếu này ta sẽ tìm được tên năm âm lịch cả Can và Chi cùng một lúc.
Ví dụ 1: Tìm tên năm âm lịch của năm 257 TCN . Năm ra đời Quốc hiệu nước ta là Âu Lạc thời vua An Dương Vương.
Theo quy tắc như đã nói trên, ta  lấy 257 chia cho 60, còn dư 17, lấy 60 trừ cho 17 còn 43 + 1 = 44. Đem 44 này đối chiếu với bảng đã nêu trên, ta tìm được tên Chi là Thìn, tiếp đó ta dóng xuống hàng Can ta sẽ có tên Can là Giáp.
Như vậy, tên năm âm lịch của 257 TCNGiáp Thìn.

Ví dụ 2: Tìm tên năm âm lịch 208 TCN là năm Triệu Đà đem quân Tàu sang đánh chiếm nước Âu Lạc của ta và lập ra nước Nam Việt.
Theo quy tắc như đã nói trên, ta lấy 208 chia cho 60, còn dư 28, lấy 60 trừ cho 28 còn 32 + 1 = 33. Đem 33 này đối chiếu với bảng đã nêu trên, ta tìm được tên Chi là Tị, tiếp đó ta dóng xuống hàng Can ta sẽ có tên Can là Quý.
Như vậy, tên năm âm lịch của 208 TCN Quý Tị.

2. TÌM TÊN CAN CHI NĂM ÂM LỊCH SAU CÔNG NGUYÊN (SCN)
Việc tìm tên năm âm lịch theo năm dương lịch thì đơn giản hơn.  
Ta lấy toàn bộ số biểu năm dương lịch đem chia cho 60, còn số dư ta đối chiếu bằng cách lần lượt thực hiện như trên ta sẽ tìm được một lúc tên cả Can và Chi của năm âm lịch tương ứng với năm dương lịch đã biết.
Vídụ: Tìm tên năm âm lịch của năm Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945:
Ta lấy 1945 chia cho 60, còn số dư là 25. Ta dóng theo hàng ngang số dư trọn chục 20 đến số dư đơn vị là 5 sẽ được tên Chi là Dậu, tiếp tục dóng theo cột dọc xuống sẽ gặp tên Can là Ất.
Vậy là tên năm âm lịch của 1945 là năm Ất Dậu.

Chúng ta cũng có thể tìm nhanh tên Can của năm âm lịch của trước và sau Công nguyên năm dương lịch bằng một cách rất đơn giản. Muốn vậy, ta phải thực hiện như sau:
Trước tiên ta lập một dãy số ứng với các Can của năm âm lịch để đối chiếu.
số 0 là ứng với Can Canh, số 1 - Tân, số 2-Nhâm, số 3 - Quý,  số 4 - Giáp,
số 5 - Ất, số 6 - Bính, số 7 - Đinh, số 8 - Mậu, số 9 - Kỷ.
*Tìm tên Can năm âm lịch theo dương lịch của năm TCN:
-Việc tìm tên Can của năm TCN cũng đơn giản. Ta lấy số 11 trừ đi con số cuối của số biểu năm dương lịch rồi lấy số đó đối chiếu với số ứng tên Can như nêu trên, ta sẽ biết được tên Can âm lịch của năm đó.
Ví dụ: tìm Can năm 257 (TCN): ta lấy 11-7 = 4. Như thế, năm 257 TCN thuộc tên Can là Giáp.
*Tìm tên Can năm âm lịch theo dương lịch của năm SCN:
-Việc tìm tên Can của năm âm lịch sau Công nguyên thì quá đơn giản. Ta chỉ việc lấy số cuối của số biểu năm dương lịch rồi đối chiếu với số ứng tên Can như đã nêu trên thì ta biết được cụ thể tên Can năm đó.
Ví dụ: tìm Can năm 1945: ta lấy số 5 đối chiếu với số ứng Can như nêu trên, ta có ngay Can năm âm lịch là Ất.
Lưu ý: Khi gặp số biểu năm nhỏ hơn 60 thì coi như là số dư và tiến hành như cách đã nói trên.
B.PHƯƠNG PHÁP SỐ HỌC GIẢN ĐƠN
Phương pháp này chỉ áp dụng cho việc tìm tên năm âm lịch ứng với năm dương lịch SCN rất đơn giản, tiện lợi.
a-Tìm tên Can năm âm lịch theo dương lịch của năm SCN:
Cách tiến hành như sau:
 Lấy số biểu năm dương lịch đem chia cho 10, còn số dư là số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 thì ứng với thứ tự các Can là Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ.
b-Tìm tên Chi năm âm lịch theo dương lịch của năm SCN:
Lấy số biểu năm dương lịch cộng thêm 9 rồi chia cho 12. Sau đó đem số dư đem đối chiếu với 12 Chi lần lượt từ Tý (ứng với số dư là 1), Sửu -2, Dần -3, Mão -4, Thìn -5, Tị -6, Ngọ -7, Mùi -8, Thân 9, Dậu -10, Tuất -11, Hợi - 12 thì ta sẽ có được tên chính xác của Chi năm dương đó.
Ví dụ 1: Tìm năm âm lịch của năm lập chính thức Quốc hiệu Việt Nam vào đời Gia Long thứ 3 vào năm 1804.
Ta lấy số biểu năm 1804 cộng thêm 9 rồi chia cho 12, còn dư là 1. Như thế là ứng với năm Tý. Số cuối của năm 1804 là 4 nên ứng với Can Giáp.
Vậy năm 1804 là năm Giáp Tý âm lịch.
Ví dụ 2: Vua Quang Trung đại thắng quân Nhà Thanh Trung Quốc tại trận Đống Đa vào năm 1789. Ta sẽ tìm năm âm lịch tương ứng như sau:
Lấy số biểu năm 1789 cộng thêm 9, rồi chia cho 12, còn dư 10. Như thế là ứng với Chi Dậu. Số cuối của năm 1789 là 9 nên ứng với Can Kỷ.
Vậy năm 1789 là năm Kỷ Dậu âm lịch.
Theo chúng tôi, tìm tên Can Chi của năm âm lịch ứng với năm dương lịch SCN theo phương pháp số học là đơn giản nhất và chính xác nhất. Nhưng cách này không áp dụng được cho tính năm âm lịch ứng với năm dương lịch TCM
                                              ===ooo=== 
Chú ý: Nếu một sự kiện nào đó mà rơi vào tháng 1 tháng 2 năm Dương lịch thì phải xem xét cẩn thận. Vì có thế tên năm Âm lịch thuộc năm trước. Do đó ta phải bớt 1 đơn vị số cuối của số biểu toàn năm đó rồi mới đối chiếu.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

BÀI CA MƯỜI THƯƠNG NGÀY NAY...


           BÀI CA MƯỜI THƯƠNG NGÀY NAY

Một thương ăn nói có duyên,
Hai thương nét mặt dịu hiền đáng yêu.
Ba thương tử tế biết điều,
Bốn thương biết nhịn biết chiều lòng nhau.
Năm thương biết nghĩ trước sau,
Sáu thương y phục hợp màu dân ta.
Bảy thương cử chỉ nết na ,
Tám thương lo liệu việc nhà đảm đang.
Chín thương phong cách đàng hoàng,
Mười thương chung thủy vững vàng tình yêu.
                                       ==00==
                        Phước Vĩnh, Huế 23-2-2013                                
                                    Nguyễn Hồng Trân

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

XUÂN VÀ TUỔI TRẺ- bài ca sống mãi...

          XUÂN VÀ TUỔI TRẺ- Một bài ca sống mãi trên đời.
                                      (Nguyễn Hồng Trân)

Bài ca “XUÂN VÀ TUỔI TRẺ” của nhạc sĩ La Hối(*) đã tồn tại hơn nửa Thế kỷ rồi mà vẫn còn tươi nguyên âm điệu ngày xuân trên quê hương đất nước. Từ tuổi niên thiếu ở Huế (lúc 7-8 tuổi), tôi và các bạn cùng trường phổ thông hồi ấy(1945) đã hát ca khúc này một cách say sưa, hào hứng, rộn ràng, với tình cảm lai láng theo dòng ca từ trong bài hát rất nồng nàn trẻ trung như hiện lên trong trời đất cảnh mùa xuân tươi đẹp.
Giờ đây, tóc tôi đã bạc phơ, tuổi hạc đã xế chiều, nhưng tâm hồn tôi vẫn thanh xuân và mỗi lần xuân về tôi cứ hát đi hát lại bài đó và thấy mình như ngày xưa tóc còn đen, thấy đời mình như trẻ lại. Vợ chồng và cả nhà các con cháu chúng tôi cùng đồng ca bài ấy một cách vui tươi thích thú.
Trong hai đoạn đầu của lời ca đã rung động lên nguồn cám hứng khi mùa xuân đến làm rạo rực lòng người chìm đắm cùng vui trong vườn hoa xuân:

Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng.

Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn luôn luôn cười với hoa .

Rồi hai đoạn tiếp theo như vẽ lên quang cảnh ngày xuân tươi hòa vui với đất trời cùng lòng người mê đắm reo ca:

Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời,
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi

Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời,
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi.

Tiếp theo ba đoạn cuối, tác giả cứ nhấn mạnh lời ca với giai điệu nồng cháy với cụm từ luyến láy điệp khúc rộn ràng hân hoan liên tiếp như mùa xuân tưng bừng mãi mãi với lòng người đón chào xuân sang.

Vui sướng đi cho đời tươi sáng,
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi,
Ta hát ca đón mừng xuân mới,
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái!

Hát vang lên đời ta thắm tươi,
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hòa lòng thêm hăng hái

Hát vang lên đời ta thắm tươi,
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca,
Xuân tưng bừng ...

Xin cám ơn nhạc sĩ (Liệt sĩ) La Hối đã để lại cho thế hệ chúng tôi và những thế hệ nối tiếp theo sau một bài ca xuân tuyệt vời. Đồng thời chúng tôi cũng cám ơn những ca sĩ từ trước tới nay đã nhiệt tình đem giọng ca vàng ngọc của mình cống hiến cho bao người dân Việt một giai điệu hòa với lời ca nồng nàn vui tươi khi mùa xuân đến. Đó là những ca sĩ như: Tân Nhân, Tường Vy, Nhã Phương, Đoan Trang, Hồng Ngọc, Cẩm Vân, Diễm Liên, Thanh Thúy, Minh Tuyết, Thu Giang, Anh Tuấn Hồ Bích Ngọc, v.v…
Xuất phát từ lòng biết ơn nhạc sĩ và các ca sĩ thể hiện bài “XUÂN VÀ TUỔI TRẺ”, tôi cảm xúc làm mấy câu thơ xin gửi tặng quý vị:

La Hối- “XUÂN VÀ TUỔI TRẺ” vui
Tưng bừng rộn rã tiếng reo cười
Bầu trời trong sáng mừng năm mới
Mặt đất xanh tươi ấm cuộc đời !...
                    Nguyễn Hồng Trân

Ngày nay, tuy nhạc sĩ La Hối đã không còn nữa nhưng bài hát “Xuân và tuổi trẻ” của ông vẫn mãi mãi vang vọng vui tươi mỗi độ Tết đến xuân về trên đất nước ta. Ngày xuân, nghe bài “Xuân và tuổi trẻ” của La Hối càng làm cho lòng người ấm cúng, thanh thản, tươi vui và cũng là lúc mọi người tưởng nhớ đến người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh của mảnh đất Hội An.
                                 ==00==
Chú thích:
(*)Nhạc sĩ La Hối tên thật là La Doãn Chánh, còn có tên gọi là La Khai. Ông sinh năm 1920, tại làng Minh Hương, Hội An. Tổ tiên ông vốn người Quảng Đông, Trung Hoa. Thuở thiếu thời do sống trong một gia đình có truyền thống âm nhạc nên La Hối đã bộc lộ được khả năng đặc biệt về âm nhạc qua nhiều ca khúc sống động, vui tươi, đặc biệt là những bài hát của thế hệ thanh niên. Hơn thế nữa, ông còn chơi thông thạo nhiều loại nhạc cụ khác nhau, kể cả nhạc cụ mới của phương Tây.
          Vào năm 1940, ông được đưa vào Chợ Lớn để học tập. Sau khi tốt nghiệp, ông lại được đưa sang Quảng Tây, Trung Quốc để được đào tạo chuyên sâu. Dến mùa thu năm 1942, ông lại trở về Hội An, Việt Nam. Trong thời gian này, ông tổ chức dạy đàn và thành lập Hội Yêu âm nhạc và tham gia hoạt động cách mạng chống phát xít Nhật. Giai đoạn này nhiều người sáng tác nhạc trẻ ở Hội An cũng như ở Quảng Nam, được ông dìu dắt như La Xuân, Lê Trọng Nguyễn, Dương Minh Ninh,…
          Lúc bấy giờ giặc Nhật truy bắt gắt gaonhững người tham gia chống Nhật. Trước tình hình nguy cấp ấy, La Hối phải chạy sang Lào. Nhưng do yêu cầu khẩn thiết đặt ra cho thanh niên Hoa kiều lúc đó, nên ông phải quay trở lại Hội An. Không may tổ chức người Hoa chống Nhật ở Hội An bị lộ, ông và một số đồng chí đã bị rơi vào tay giặc Nhật. Sau khi bị tra khảo dã man, ông cùng 9 đồng chí khác bị thảm sát dưới chân núi Phước Tường, vào ngày 2-4-1945. Năm đó ông vừa tròn 25 tuổi. 26 năm sau khi chiến sự bình yên, hài cốt của ông cùng với các đồng đội đã được đưa về mai táng tại khu Thập mộ liệt sĩ, sát cánhThanh Minh đình của người Hoa ở Hội An. Hiện nay ông được thờ tại gia đình và tại Trung Hoa Hội quán ở Hội An.
          Bản nhạc “Xuân và tuổi trẻ” của ông đã sáng tác vào giai đoạn Hội yêu âm nhạc ở Hội An tổ chức chống Nhật. Và đây là bài ca cuối cùng trong cuộc đời của La Hối. Nguyên gốc bài hát này do một người bạn học của La Hối là Diệp Truyền Hoa viết bằng tiếng Hoa, có tên: ‘Thanh niên dữ thanh xuân” nghĩa là Thanh niên và thanh xuân. Sau đó Diệp Truyền Hoa lại đổi tên bài này thành “Thanh niên dữ Xuân thiên” nghĩa là Xuân và tuổi trẻ.
          Năm 1946, trong khi cũng đoàn ca múa nhạc Anh Vũ đến Hội An biểu diễn, sau khi nghe bài “Thanh niên và Xuân thiên” của La Hối, nhà thơ, nhà đạo diễn Thế Lữ đã xin phép gia đình và viết lời Việt cho bản nhạc trên (lời Việt mà lâu nay chúng ta đã hát). Không những thế, Thế Lữ còn cho đoàn nhạc công trong đoàn phối nhạc và biên đạo múa biểu diễn bạn nhạc này tại phố cổ Hội An với sự tham gia của nhiều thiếu nữ Hội An lúc bấy giờ. Ngoài ra, để tưởng nhớ đến nhạc sĩ tài hoa, trẻ tuổi này, nhạc sĩ La Xuân đã viết bản nhạc “Mộng Doãn Chánh” nghĩa là mơ về Doãn Chánh (tức La Hối). Sau này được dịch là “Hội An ngày về”. Dây cũng là một bạn nhạc gây ấn tượng đối với người Hội An, Quảng Nám nói chung, người Hoa ở Hội An nói riêng.
          Hiện nay các di cảo của cố nhạc sĩ La Hối được bà con thân tộc họ La ở Hội An trân trọng gìn giữ. Trong đó người giữ được nhiều di cảo và kỷ vật nhất là nhạc sĩ La Gia Quảng, người cháu ruột của cố nhạc sĩ Doãn Chánh.
                         Nguồn trích từ bài của Tống Quốc Hưng
                       (trong Tạp chí “KTNN” số 705 (10-3-2010)
         

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

NGÀY TÌNH YÊU-VALENTINE 14-2

                          NGÀY TÌNH YÊU =VALENTINE 14-2.
 ==00==
               Nguyễn Hồng Trân

          Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 2 là không khí “ngày tình yêu” lại rộ lên một cách tự nhiên và sôi động. Nhất là đối với tầng lớp trẻ trung coi đó là một dịp thể hiện sự lòng nhiệt tình của mình đến người yêu quý.
          Trong ngày đó, người ta thường tìm mua những tấm thiếp đẹp cài lên chùm hoa đẹp,  có ý nghĩa về duy trì tình yêu giản dị, tình yêu trong trắng, tình yêu cao quý, tình yêu chung thuỷ v.v… để đem đến tặng cho người yêu thương. Nếu người yêu thương ở xa thì thì chọn mua món quà gì đấy thật ý vị dễ thương để gửi đi cho kịp thời mà đừng để quá ngày Valentine 14 tháng 2.
          Trong những thập kỷ trước, ngày này người ta chưa chú ý lắm, nhưng từ sau năm 2000 đến nay, đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân lên cao nên người ta coi ngày Valentine là một ngày đáng kỷ niệm nhằm mục đích tôn trọng tình yêu và đừng để cho tình yêu trở nên nhạt nhoà, tệ bạc…
          Tại thành phố Huế chúng ta, cứ sắp đến ngày tình yêu Valentine này cũng không kém phần vui tươi, sôi động. Các hàng hoa có nhiều lẳng hoa đẹp, thiếp chúc mừng đẹp đẽ đa dạng được bày bán ở các ki-ốt. Người ta theo nhau đi mua để tặng cho người yêu thương mà không kể đắt rẻ. Có những “đại gia”, “mạnh thường quân”, ngoài hoa và thiếp chúc mừng ra còn sắm những vật kỷ niệm đắt tiền để tỏ lòng mình tha thiết, yêu quý hết mình, không đắn đo, tiếc tiền tiếc của…
          Sự tích về ngày tình yêu Valentine như thế nào mà người ta say mê với một tinh thần hăng hái như vây?  Nhân dịp này, tôi xin giới thiệu với quý vị về nguồn gốc xuất xứ của ngày ấy.

Ngày hội này ra đời ở La Mã cổ đại ,từ hồi nơi đây đạo Cơ đốc còn chưa ngự trị và được gọi là ngày lễ Lupercalia. Lúc bấy giờ là như một lễ hội Festyval với các trò chơi tình yêu, tình dục để tôn vinh nữ thần Juno-Nữ thần bảo trợ hôn nhân. Khi đó lễ được tổ chức không phải là ngày 14 mà là ngày 15-2. Hàng năm, trước ngày hội tình yêu này, các cô gái viết tên mình vào một tờ giấy và bỏ vào thùng thư. Sau đó các chàng trai rút thăm rồi gắn những mảnh giấy quý giá đó rồi chạy ra quảng trường tìm cô gái có tên trong mảnh giấy. Cứ việc tìm người nọ đến người kia và rồi sẽ gặp được người tình duyên số của mình.... Yến tiệc vui tươi, múa nhảy sôi nổi cả đêm. Sau đó là hôn nhân gia đình, con cái...
Nhưng về sau, khi Hoàng đế Claudius II lên cầm quyền thì mục đích ban đầu của tục lệ này không còn nữa. Vì Hoàng đế này đã lập kế hoặch chiếm những vùng đất mới. Cho nên ông ta buộc tất cả đàn ông phải rời bỏ gia đình để đi chinh chiến. Ông cấm đoán hôn nhân. Từ lúc ấy, ngày hội Lupercalia biến thành một ngày hội trác táng hoàn toàn.
          Những người Cơ đốc giáo đã quyết định biến “ngày hội thân xa” thành  “nghi lễ lãng mạn” và để gạt ra khỏi lịch ngày hội Lupercalia, họ tổ chức sớm hơn một ngày(tức 14-2). Cũng do vậy họ thay một Nữ thần Juno bằng một vị thánh Cơ đốc giáo. Họ chọn thánh Valentine. Valentine là một linh mục đã vi phạm lệnh cấm hôn nhân. Ông vẫn tiếp tục bí mật làm lễ kết hôn cho mọi người trong nhà thờ. Vì có kẻ trong đạo tố giác, nên ông linh mục bị bắt và kết án tử hình.
          Theo truyền thuyết, khi ở trong tù, ông Valentine làm được một điều kỳ diệu. Đó là ông đã chữa cho cô con gái viên cai ngục khỏi bị mù. Khi mắt cô con gái sáng ra và trông thấy Valentine và liền yêu ngay. Trước hôm bị xử tử, ông viết thư vĩnh biệt cô gái. Trong thư này có dòng chữ: “Valentine người yêu em”.
          Có thể do nhà thờ tô điểm thêm cho cuộc đời của ông linh mục Valentine, nhưng không có một tư liệu lịch sử nào chính xác về chuyện này. Về sau, có người làm ra tấm bưu thiếp Valetine đầu tiên có lẽ là một người Pháp- Công tước Charles d’ Orléans vào năm 1415. Lúc bấy giờ ông đang bị giam trong nhà tù   Anh quốc nhưng vẫn gửi về cho vợ được một bức thư tình. Ngay trên các mặt tường phòng giam, ông cũng viết chi chít những vần thơ tình yêu dành cho người vợ thương yêu đang xa cách mình. Cho nên theo gương ông, người Pháp vốn “ga lăng”  nên cũng hay viết thư tình bằng thơ trên các tấm thiếp Valetine.
          Từ thế kỷ XVI, việc gửi bưu thiếp trong dịp Valentine 14-2 đã trở thành tục lệ không những ở nước Pháp mà lan ra nhiều nước ở Châu Âu và nay thì lan tràn sang cả Châu Á. Ở Việt Nam ta ngày nay đã trở thành thói quen tự động tưởng nhớ đến ngày đó trên các phố phường đều có bán hoa rầm rộ không những phục vụ cho lớp trẻ trong tuổi yêu đương mà còn phục vụ chung  cho những ai nhớ đến những kỷ niệm êm đẹp mặn nồng của tình yêu bền vững cho đến tuổi già nua tóc bạc..
Món quà cho “Ngày Tình yêu” thường là bó hoa kèm theo tấm bưu thiếp là những món quà trang sức nho nhỏ dễ thương có hình trái tim, thần tình yêu, hình hoa lá, chim bướm v.v...
                                                                                         NHT
                                                                                                                                                                                     
Tài liệu tham khảo:
1-Minh Hằng-Báo  “Tiền Phong” số 2 -2002.
2-Tạp chí  “Thanh niên” 1999.
3-Brintannica (Bách khoa toàn thư các bài báo chuyên đề) -1985 và 2002.