Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

TIẾNG ĐÀN NỖI NHỚ-Chùm thơ xướng họa

Chùm thơ xướng họa của Nguyễn Hồng Trân và nhiều tác giả.

Bài xướng:    
TIẾNG ĐÀN NỖI NHỚ
 

Đời tôi gắn bó với cây đàn
Nghe tiếng thăng trầm thấm ruột gan
Khúc nhạc du dương khơi mộng tưởng
Lời ca dồn dập gợi hân hoan
Buồn vui vang vọng ngân dài ngắn
Sướng khổ âm thầm réo nhặt khoan
Điệu thức tâm hồn rung động mãi
Tình yêu nỗi nhớ cứ dâng tràn…
                         Nguyễn Hồng Trân
(Kính mời các thi hữu nếu có thì giờ xin họa lại giao lưu cho vui. Hồng Trân xin cám ơn nhiều)
  Bài họa 1:
TIẾNG ĐÀN XƯA

Luôn chờ Chàng Thạch- phút trùng hoan
Gã Thông phản bạn không thương tiếc
Thiên lý công bình chẳng nhượng khoan
Kẻ ác cuối cùng thường gặp rủi
Châu về hợp phố - lệ tuôn tràn
Người xưa nức nở với cung đàn
Tích tịch, âm thầm xé nát gan
Vẫn nhớ Công Nương - giờ cách biệt
                    THY LỆ TRANG
       
Bài họa 2:
KIỀU GẢY ĐÀN

Nức nở vang lên một khúc đàn
Mưa sầu, gió thảm nát tim gan
Trong rưng khóe mắt - bờ mi thảm
Ngoài hé làn môi - ly rượu hoan
Nén khóc, so dây, rung nốt nhặt
Gượng cười, nắn phím, thả âm khoan
Đêm tàn, tiếng nhạc càng ai oán
Buốt giá tâm tư, giọt lệ tràn.
                              Sông Thu
Bài họa 3:
NGƯỜI XA

Đã tắt lò hương lặng tiếng đàn
Thư phòng lẻ bạn héo nhàu gan
Anh đi Thành Cổ * vương sầu tủi
Em lại Thần Kinh ** bặt khúc hoan
Đôi ngả thương hoài lời hát ví
Tình chung nhớ mãi tiếng hò khoan
Mai nầy có dịp ta gặp lại
Chuyện kể thâu đêm cứ mãi tràn . . .
                               Võ Làng Trâm
Bài họa 4
TIẾNG ĐÀN....
 

Xa vẳng "Hồng Trân" trổi khúc đàn
"Cung Đình nhã nhạc" rộn tim gan
"Tràng Tiền" xe lại trăng soi nước
"Vĩ Dạ" đò chờ khách hợp hoan
"Đỉnh Ngự" thông reo lời tỉnh mịch
"Dòng Hương" mái đẫy tiếng hò khoan
Thi nhân cảm tứ lòng ngơ ngẩn
Trầm bổng du dương, ý ngập tràn.
                     Ngọc Ẩn Nhi Huyền 

Bài họa 5
CÔ GÁI NGHÈO

Cất tiếng ngân nga bấm phím đàn
Thương người con gái chí bền gan
Chân lê ngõ hẹp -trao lời nhạc
Thân bước đường mòn -tặng khúc hoan
Giọng hát dâng cao -vang nhịp phách
Câu hò lắng đọng -nhẹ cung khoan
Đêm nay gió bão cô về muộn
Lo lắng trông tin, lệ mẹ tràn.
                          Như Thu
Bài họa 6
CUNG ĐÀN
                                
Đời em như thể một cung đàn
Lúc bổng, lúc trầm nhói tận gan
Sướng khổ dập dồn khi bóng xế
Buồn vui bất chợt lúc chiều hoan
Cung thương, vóc ngọc thêm lơ láo
Chùy vũ, thân ngà lại nhẹ khoan
Tiếng hạc lưng trời sao dứt đoạn
Xót xa thân liễu, lệ mi tràn              
                          Văn Thanh
Bài họa 7                 
 KHÚC NHẠC CUNG ĐÀN

Thế nhân... khúc nhạc với cung đàn
Cho nỗi buồn vui thấm tận gan
Nhộn nhịp hát ca đêm dạ tiệc
Rộn ràng nhảy múa buổi liên hoan
Nhớ mây thổn thức buông lời nhặt
Thương gió rạt rào thả tiếng khoan
Réo rắt bên sông chiều vắng lặng
Hồn người theo mộng chảy tuôn tràn !.
                           Peter Phan Lanh 
Bài họa 8
HẬN SẦU MANG

Cay đắng nào hơn những tiếng đàn!
Khi lòng đang vỡ cả tim gan…
Người đi biền biệt đâu còn nữa
Kẻ ở mơ màng hết hỉ hoan
Ngày đến khuây khoa cung lý sáo
Đêm về trăn trở nhịp hò khoan
Âm gam lai láng, ai tri kỷ?
Rút cuộc sầu đeo nước mắt tràn!
                            Trương Văn Lũy

Bài họa 9
HOÀI TRI KỶ.

Nhớ bạn Bá Nha đập vỡ đàn,
Bi ai tan nát cả tim gan.
Người đi,để lại buồn man mác.
Kẻ ở, không màng tiếng lạc hoan.
Bơ vơ sáng nắng,đâu hình bóng,
Thơ thẩn sương chiều,vắng nhặt khoan.
Trăm năm tri kỷ hoài nuối tiếc,
Quặn thắt tâm can, mãi lệ tràn.
                          Thuận Nguyên
Bài họa 10
CUNG ĐÀN TRI KỸ
                                              
Ta đem thương nhớ gửi cung đàn
Vạn dặm xa người đã tím gan
Bảy bậc âm thanh niềm xúc cảm
Năm cung nhạc điệu nỗi hân hoan
Hoa trôi nước chảy lời lai láng
Bão tố phong ba tiếng nhặt khoan
Tri kỷ cùng ta về hội ngộ
Từng đêm viễn mộng lệ tuôn tràn…         
                       MẠNH-TRƯƠNG
                          

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

CÔ BA ĐI TÌM CHỒNG -Truyện ngắn



CÔ BA ĐI TÌM CHỒNG
 -Truyện ngắn của Nguyễn Hồng Trân  

Có một chàng thanh niên tên là Nguyễn Hán mới lên tuổi 17, con trai út trong một gia đình nghèo ở vùng quê Lý Hoà thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã rời xa quê hương đi vào Nam kiếm sống. Anh ta hy vọng với sức lực “bẻ gãy sừng trâu” của mình có thể lao động làm ăn khấm khá lên để đổi đời và giúp được gia đình chút ít cho cha mẹ đỡ khổ nghèo.
Thế rồi một hôm Nguyễn Hán đã tạm biệt những người thân trong gia đình để đi vào Nam lập nghiệp.  Hành trang đi đường của anh cũng nhẹ nhàng, đơn giản, chỉ một túi xách với  2 bộ quần áo và mấy thứ đồ dùng cần thiết lúc đi đường. Anh ta cứ rong ruổi dọc đường vừa làm thuê cho họ để có tiền tiếp tục đi. Có lúc anh đi bộ cả mấy ngày liền, đôi lúc có tiền anh lại đi xe. Cứ thế anh lần hồi mấy tháng trời thì vào được miền Nam. Vào đến Đồng Nai anh định đi làm đồn điền cao su để sinh sống lâu dài. Nhưng sau một thời gian ngắn, anh thấy đời sống của các gia đình công nhân cao su cũng quá vất vả mà vẫn cứ khổ nghèo. Do đó, anh ta lại về Sài gòn kiếm việc làm. Về đến  chốn thị thành sầm uất, tấp nập, rộn rịp người đến, kẻ đi và nhiều nơi lạ lẫm đối với anh ta. Anh mừng vui và nghĩ rằng tại nơi đây thế nào mình cũng kiếm được một việc làm vừa sức, vừa ý, vừa kha khá tiền. Qua mấy ngày thăm dò, tìm hiểu công việc một vài nơi rồi anh xin vào làm thuê với nghề bốc xếp hàng hoá bến cảng. Anh thấy ở đây có sức khoẻ thì dễ làm ra tiền nhiều hơn. Anh ta quyết định bám lấy nghề này để sinh sống.
Có lần tàu, thuyền buôn bán về cập cảng nhiều, các tổ công nhân bốc vác khẩn trương làm việc ngày đêm cho tàu thuyền kịp thời rời cảng theo yêu cầu của từng người chủ. Sau hơn một tháng làm việc ở cảng Sài gòn, anh Hán cảm thấy mọi việc đều tiến hành suôn sẻ, sức khoẻ lại cường tráng thêm, anh rất yên tâm lo chuyện làm ăn lâu dài và có kế hoặch dành dụm. Bạn bè lao động cơ bắp như anh đều quý mến anh vì tính anh thật thà, hiền lành như hạt gạo, củ khoai nên ai cũng dễ gần gũi với anh để chuyện trò, tâm sự…
Ngày tháng trôi qua, anh cảm thấy dễ chịu, thoải mái, khi sống và làm việc với đám người công nhân Nam kỳ thẳng thắn, vui vẻ, nhiệt tình. Nhiều ông cai thầu lao động các tốp công nhân bốc xếp hàng ở đây cũng quý mến anh. Bởi vì anh khoẻ mạnh làm việc nhanh nhẹn, có năng suất cao hơn mọi người nên chủ tàu thuyền lợi dụng anh để kích thích tốc độ xếp dỡ hàng hoá càng nhanh càng tốt. Tuy vậy, anh vẫn luôn luôn làm theo nhịp điệu của đồng nghiệp bạn bè chứ không chơi trội để được lĩnh nhiều tiền hơn người khác. Mặc dù thế nhưng số thẻ kết quả lao động của anh hàng ngày vẫn nhiều hơn số thẻ của người khác. Có một người lớn tuổi nhất trong toán bốc xếp hàng có vẻ yếu ốm  nên năng suất bốc xếp kém hơn so với mọi người khác.  Chú ấy hàng ngày số thẻ cũng ít hơn so với người khác. Anh Hán thương tình cứ xin tặng cho chú ấy mấy thẻ để cuối ngày chủ thanh toán trả tiền được khá thêm. Lúc đầu chú ấy tự trọng không nhận, nhưng thấy anh Hán thực lòng thông cảm với  chú, nên  chú nhận số thẻ tặng đó và tỏ lòng cám ơn Hán -người con trai miền trung đầy lòng nhân ái.
Có lần ông chủ tàu (chú Tư Đàn) quan sát từng toán người bốc xếp trên bến cảng, ông thấy một anh chàng vạm vỡ, rắn chắc, nét mặt hiền hoà, nước da bánh mật, nụ cười chân thật, cởi mở, ông chủ có cảm tình rồi tới gặp Hán hỏi chuyện:
-Cậu mới vào làm đây phải không? Có vui không? Có thích không? Nếu cậu thích đi du ngoạn trên sông nước khắp lục tỉnh thì lên làm việc trên tàu chú được không?.
Nghe ông chủ nói vậy, Hán không biết ông đùa hay thật. Hán nói với ông chủ:
-Cháu làm gì được trên tàu chú mà lên đó? Trên đó có hàng hoá để bốc xếp thì cháu làm được.
Nghe vậy, ông chủ nói luôn:
-Có cả việc bốc xếp hàng và có cả việc khác nữa cũng hợp với sức của cháu đấy. Có ưng thuận không thì ngày mai lên tàu với chú luôn.  Chú bảo đảm tiền lương hàng tháng không thua kém gì ở bến cảng này đâu. Cháu cứ suy nghĩ đi rồi mai đi luôn với  chú nghe hông?
-Dạ để cháu suy nghĩ rồi ngày mai cháu trả lời chú. Xin cám ơn sự quan tâm của chú.
Ngày hôm sau, anh ta gặp ông Tư Đàn và nói:
-Kính thưa chú  Tư,  chú đã có lòng thương cháu thì cháu xin theo  chú để làm ăn sinh sống. Cha mẹ cháu ở xa, trăm sự nhờ  chú cưu mang, lo liệu cho cuộc sống của cháu.
Ông Tư nghe vậy cũng hài lòng rồi nói lại:
-Cháu yên tâm, chú coi cháu như con cháu ruột rà của chú, nếu cháu thực sự muốn trở thành người làm ăn phát đạt thì phải chịu khó, siêng năng, tận tuỵ với công việc của mình làm. Có gì khó khăn thì nói với chú, chú sẽ bày vẽ cho cháu nhiều điều cần thiết trong nghề nghiệp.
Nghe  chú Tư khuyên như thế, Hán rất mừng và anh nở nụ cười hiền hậu rồi nói một cách từ tốn:
-Cháu hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên bảo của chú. Cháu hứa với chú rằng cháu sẽ không bao giờ làm mất lòng tin của chú. Cháu cảm thấy là cháu đã gặp may được chú đem lòng thương cháu và lo cho cháu nhiều chuyện. Cháu tin tưởng chú là người tử tế, tốt bụng với mọi người.
                                           ***  

Trước lúc lên tàu làm việc cho ông Tư Đàn, Hán đến gặp bạn bè bến cảng ăn cái bánh, uống chén trà, chén rượu cùng nhau rồi chia tay lên đường. Mọi người nhìn theo lưu luyến với anh và mừng cho anh có ông chủ tốt đã dụ dỗ anh đi làm lưu động trên tàu, sống cảnh nay đây mai đó thật là thú vị, nhưng cũng đầy gian nan, nguy hiểm…
Sau một tuần đi theo tàu làm việc cho ông Tư, Hán đã làm quen được với mọi người trên tàu. Trên tàu có tất cả 15 người. Ông Tư là chủ tàu, cô Ba Điền là thư ký kế toán, 2 người thợ máy và đốt lò, còn lại là công nhân làm mọi dịch vụ cho tàu đi buôn bán các nơi. Hầu hết số người làm việc trên tàu là trung niên, chỉ có cô Ba và anh Hán là thanh niên.
Con tàu NS-5.1942 vẫn xuôi ngược đó đây trên sông nước miền Đông Nam bộ và làm ăn thuận lợi. Tàu buôn bán của ông Tư toàn chở các hàng hoá như thóc gạo, đậu mè, ngô, lạc, cá khô, cà phê, tiêu ớt v.v… 
Một hôm gặp chuyện không hay khi tàu về xuôi trong chuyến đi xa sang miền đất lạ. Trời vừa tối, mọi người trên tàu mới ăn cơm xong. Con tàu vẫn lướt nhẹ trên sông, ánh đèn của tàu chiếu sáng dài ra phía trước mặt sông đang thấy rõ những khóm bèo, khúc gỗ trôi lênh đênh trên dòng nước chảy về xuôi. Bỗng thấy bên mạn tàu vụt lên một chùm móc neo bám chặt vào sườn tàu rồi lập tức có 2 gã đàn ông phủ vải đen che mặt nhảy đến dí giáo mác vào mọi người và ra lệnh:
-Hãy ngồi yên tại chỗ, không được cử động.
Mọi người ngôi yên và run sợ trước mũi dao, lưỡi mác của bọn cướp. Một tên cất tiếng ra lệnh:
-Nghe đây! từng người một tới đây nộp hết tài sản cá nhân vào cái bao này. Nếu ai không chịu nộp, sẽ bị giết ngay. Ông chủ tàu phải ra nộp két tiền bạc trước, tiếp đến là các cô nộp tiền, nhẫn và dây chuyền rồi đến các vị khác lên nộp sau. Lẹ lên! Không được chần chừ!
Mọi người sợ hãi làm theo lệnh của bọn cướp. Lúc đó anh chàng trai trẻ khoẻ mạnh Nguyễn Hán cũng không ngờ có chuyện lạ lùng này. Anh cứ ngồi yên bên cạnh lò đốt buồng máy của con tàu. Anh nghĩ bụng rằng: “mình hai tay trắng chẳng có đồng xu nào trong túi cả, có một ít tiền dành dụm được thì đã gửi cho ông Tư cất hộ rồi”. Anh ta tự hỏi rằng: “Tại sao cái bọn chấn lột, cướp của này có hình vóc nhỏ bé và thao tác tỏ ra không phải là những kẻ bụi đời ngang tàng có oai phong võ nghệ cao cường gì cả mà dám làm càn?”.
Hán bực mình trước cảnh ngộ bị bọn cướp uy hiếp chấn lột tiền của ngay trên tàu mình, mà chúng nó chỉ có 2 đứa thôi, tại sao mình đông người mà phải chịu thua? Hán nghĩ như thế rồi lập tức chộp lấy một thanh sắt xà beng dựng bên cạnh lò và nhanh như mũi tên Hán lao tới phang ngay vào hai tên cướp làm cho cả hai tên gãy tay bị thương rồi hốt hoảng nhảy xuống sông để có thằng đồng bọn canh thuyền của chúng đến cứu rồi chạy thoát. Lúc đó tất cả mọi người ào ào lên lấy chén bát và những hòn than trên tàu ném vun vút xuống hai tên cướp đang bơi ngắc ngoải trên sông.
Thế là bọn cướp chẳng lấy gì được tiền bạc, tài sản mọi người mà lại bị thương suýt bị mất mạng nữa.
Sau vụ này, mọi người rất khâm phục tinh thần dũng cảm của Hán. Còn ông Tư thì quá đỗi vui mừng sung sướng ca ngợi chàng trai Quảng bình hết lời. Nào là anh ta bình tĩnh; nào là Hán nhà ta gan dạ phi thường; nào là anh chàng có sức lực vô biên! v.v… Ông Tư vừa nói vừa kéo tay anh chàng Hán lại sát người ông rồi lên giọng:
“Bà con mình ơi! Coi tôi mời thằng cha này về làm cho tàu mình có ngon không? hắn làm trai thật đáng nên trai! Có phải không bà con?”.
Mọi người cười vang vui vẻ nói:
“Thằng Hán quá xứng đáng với trai làng tàu lắm!”. Có người lại nói to lên: “Hoan hô anh hùng Lương Sơn Bạc! Hoan hô anh hùng sông nước Cửu Long”.
Nghe mọi người ca ngợi mình, Hán vui sướng nở nụ cười hiền hậu tự tin rồi từ tốn nói với mọi người:
“Hán xin cám ơn chú Tư và bà con đã khen ngợi Hán. Hán sẽ cố gắng làm thêm nhiều việc tốt để khỏi phụ lòng thương yêu của mọi người”.

Hôm ấy, trên tàu cùng nhau liên hoan ăn mừng chiến thắng, đánh bại bọn cướp. Mọi người tưng bừng chúc nhau chén rượu, ly chè và cười nói, hát ca thật rôm rả. Cô Ba Điền thỉnh thoảng lại nhìn anh Hán với tấm lòng quý mến, khâm phục và yêu thương.
Sau hơn nửa năm làm việc trên tàu ông Tư, Hán cảm thấy mọi người ở đây sống với nhau rất thân tình như trong một đại gia đình hoà thuận. Có lần trong đêm khuya, Hán nhớ nhà không ngủ được và ra bong tàu đứng nhìn trăng sao mà lòng thổn thức, nhớ nhung gia đình, cha mẹ, anh em. Hán ước gì lúc này có cánh để bay về thăm lại quê hương xứ sở.
Ông Tư biết Hán đang nhớ nhà, ông cũng thức dậy ra đứng bên Hán rồi nói:
-Chắc con nhớ nhà chẳng ngủ được phải không? Ta biết tâm trạng con lúc này rồi. Hồi ta còn trẻ như con, ta cũng thế, cứ đi đâu vài tháng là nhớ nhà thôi. Con cố gắng giải khuây rồi khi nào có dịp, ta sẽ cho về thăm lại gia đình quê hương cho thoả lòng nhung nhớ.
-Con cám ơn  chú đã lưu tâm đến con và hiểu cho tình cảm của con hiện nay.
-Có một điều ta muốn nói với con nhưng không biết có hợp với tình thế của con bây giờ không? Nhưng vì ta coi con như người nhà ruột thịt của ta. Ta rất tin con là một thằng con trai có đạo lý, nghĩa tình nên ta cứ nói. Có điều gì không thuận với con thì con cũng bỏ qua cho ta nghe.
-Dạ con xin nghe chú dạy bảo cho con. Lúc đang cách xa nhà thế này, con coi  chú như cha mẹ trong gia đình mà thôi. Chú cứ nói đi con xin nghe đây.
-Ta thấy mày nay cũng đến tuổi lấy vợ được rồi, ta thấy ở đây có con Ba Điền trông cũng dễ thương, mày có thể làm bạn với nó được đấy. Nó là con nuôi của ta. Tội nghiệp con bé, nó mồ côi cha mẹ sớm, hồi nó mới 12, 13 tuổi, bây giờ là 20 tuổi rồi mà ta thấy chưa có ai ta ưng ý để bàn chuyện chồng con cho nó. Ta thương nó lắm. Nó là một con bé có học thức, nó đã đậu Thành chung (cô điplôm rồi đó). Nó làm thư ký và kế toán cho tàu chú rất chu đáo, thành thạo, lại còn biết nữ công, gia chánh cũng khá. Do đó  chú nghĩ rằng chắc làm bạn với mày là thích hợp đó con à.
Nghe ông Tư nói vậy, Hán ngỡ ngàng và sợ hãi liền nói ngay:
-Sao thế được  chú Tư! Cháu làm sao mà xứng với cô Ba được. Cô ấy đẹp người, đẹp nết lại có học thức cao hơn cháu nhiều. Không hợp lý đâu chú ạ. Xin  chú đừng nêu ra mà mọi người cười cháu đấy.  Chú thương cháu thì chú muốn thế thôi, nhưng không được đâu chú…
-Có gì mà không được? dân gian đã có câu: “trai tài, gái sắc” gặp nhau là xứng đôi. Cháu là một chàng trai dũng cảm, có tài. Thế là được rồi, để ta thử  thăm dò ý kiến với con gái nuôi của ta xem sao nghe, rồi sẽ định liệu sau.
-Không được đâu  chú ạ. Cháu sợ cô ta cười cho một mẻ thì mặt mũi đâu mà nhìn nhau nữa!
-Mày cứ yên tâm! ta nói có cái tình nghĩa thực tế đậm đà của tao. Miễn là cuối cùng hai đứa xe duyên, gắn phận thành vợ chồng với nhau là hay rồi, ha ha ha…
Sau khi nghe ông Tư tâm tình như vậy, anh Hán cảm thấy lòng mình bừng lên một niềm vui chưa từng có trong đời. Anh cảm thấy vừa lo lo, vừa mừng mừng, không biết câu chuyện tình này sẽ ra sao? Có đi đến nơi, đến chốn gì không? Thôi chuyện gì đến, nó sẽ đến…

Cách mấy hôm sau, ông  Tư lại gọi riêng cô Ba ra nói về chuyện tính liệu  lứa đôi và có ý xe duyên với anh Hán. Cô Ba nghe xong cũng ngỡ ngàng và cảm động vì biết mình đã lớn đến tuổi 20 rồi nên tía lo tính chuyện chồng con. Cô Ba im lặng, nét mặt buồn và đôi mắt ứa lệ. Cô nhớ đến gia đình ba má mình nay không còn nữa để lo cho mình chuyện trăm năm. Bây giờ chỉ có tía Tư lo cho việc ấy mà thôi. Thôi thì như thế thì thôi. Duyên số tại trời, tía Tư nói sao nghe vậy.
Thấy con gái nuôi của mình không được vui, ông Tư cũng không hiểu hết tình cảm lúc này của cô ấy. Ông Tư thận trọng và thân tình nói với cô Ba:
-Tía biết con chưa bằng lòng với ý kiến của tía, nhưng tía thấy thằng Hán cũng được, nó có thể trở thành người chồng tốt của con. Tía chỉ lo con không ưa nó vì nó học ít hơn con, gia đình nó lại ở xa, không biết cha mẹ anh em nó ra sao… Tía thương con lắm Ba à! Con là đứa con gái đã mồ côi cha mẹ, không có anh chị em đã buồn rồi. Bây giờ nếu thành thân với cậu Hán cũng không có gia đình đây nữa thì cũng thật là buồn. Tía hiểu lắm con à. Nhưng thời thế sẽ thay đổi chứ đâu cứ để cho các con chịu thiệt thòi mãi được. Nếu các con biết yêu thương nhau, biết vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng hạnh phúc   lâu dài thì ông trời cũng không phụ bạc đâu mà!
Khi nghe ông Tư động viên, khuyên nhủ con gái như thế, cô Ba cảm xúc nghiêng đầu vào vai ông Tư một cách trìu mến, thuận lòng rồi khẽ nói với ông  Tư:
-Tía đã hiểu cho con như vậy là con hạnh phúc lắm rồi. Bây giờ tía nói sao con nghe vậy, con tin theo lời tía hoàn toàn. Nhưng tía ơi! Tía đã hỏi cậu Hán chưa? cậu ta ít tuổi hơn con liệu cậu có chịu không tía?
-Cha mày! tuổi thì quan trọng gì! Dân gian ta có câu: “Gái hơn hai, trai hơn một”, mà mày hơn nó 2 tuổi là đẹp rồi. Tao có nói với nó rồi. Nó nói rằng nó không xứng với cô Ba, đừng để cô Ba ghét nó; nó nói là nó ít chữ, còn cô Ba thì học cao, lại biết tiếng Tây nữa, làm sao mà cô Ba ưng con được! Nó cứ xin tao đừng nêu chuyên đó ra mà nó xấu hổ. Tao đã nói với nó là “trai tài gái sắc” đời có nhiều cặp như thế, con lo gì! cứ yêu đi con à. Ông trời sẽ phù hộ cho hai con. Thế là nó lặng thinh nghe như thế cũng phải. Nó mà được người vợ như con đây là quá may mắn rồi. Còn con có một thằng chồng như nó thì cũng yên tâm trụ cột gia đình.
Nghe ông Tư nói như thế, cô Ba cũng im lặng coi như chấp nhận mối tình này do cái duyên trời đất đưa đến.
Sau khi bàn bạc yên ổn cả đôi bên, ông  Tư vui lên hớn hở. Rồi một hôm, ông đưa hai đứa Hán và Ba đến để ông nói chuyện về tình cảm của ông đối với hai đứa và ông muốn hai đứa trở thành vợ chồng gắn bó với nhau, hạnh phúc bền lâu là ông mừng. Hai đứa nghe xong mà thương cho sự quan tâm của ông  Tư đối với tương lai của đôi con trẻ. Và thế hai người đã thuận tình thành đôi với nhau. Ông Tư chuẩn bị chọn ngày lành, tháng tốt để làm buổi lễ thành thân cho hai đứa Hán – Ba.
Buổi lễ thành thân cho hai con ông Tư được tổ chức đơn giản trên tàu vào ngày 12 tháng 4 năm Ất Dậu (1945) với sự chứng giám của bà con làm việc cho ông Tư trên tàu và một ít bà con thân thuộc của ông Tư và cô Ba ở Sài Gòn đến dự.
Thế là đôi trai gái Hán Ba đã thành vợ thành chồng. Ông Tư tặng cho hai đứa một số tiền để làm của riêng và giao cho một gian phòng trên tàu cho đôi vợ chồng son mới cưới.
                                                ***   
Mùa thu năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, rồi đến 2 tháng 9,   bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tin tức truyền đi khắp đất nước. Niềm vui của dân tộc Việt Nam lại dâng trào lên như sóng dậy khắp sông nước biển hồ. Ông Tư và mọi người trên tàu đều vui mừng sung sướng thấy nước nhà được độc lập. Ngoài niềm vui chung như mọi người, Hán tự suy nghĩ mình có niềm vui riêng là gia đình Hán ở quê chắc từ nay hết đói khổ.
Hán trằn trọc suốt đêm không ngủ được. Anh tự thấy mình có lỗi với cha mẹ, bà con, họ hàng vì đã lấy vợ rồi mà gia đình anh không hề biết gì cả. Tình hình xa xôi cách trở biết bao dặm đường dài, làm sao mà tin cho cha mẹ anh chị em được, mà báo tin thời đó cũng khó khăn nên phải lặng yên đành chịu vậy. Anh ta cứ áy náy, sốt ruột muốn về quê một chuyến để thăm gia đình, bà con xóm làng và chính thức báo tin vui cho gia đình biết anh đã lấy vợ, lấy được một cô gái có học và giỏi giang về việc công cả việc tư.
Hán đã suy nghĩ kỹ rồi bàn bạc với vợ và xin ông Tư đi về phép theo mục đích tình cảm của mình. Biết chồng đã quyết định về thăm quê, cô Ba cũng rất tán thành và cũng muốn cùng về với chồng để ra mắt với cha mẹ và bà con họ hàng bên chồng, nhưng nếu đi cả hai người trên đường xa thì rất khó khăn về tài chính. Do đó, ông Tư bàn nên dồn tiền đầy đủ để Hán đi đường về thăm gia đình trước, sau này hai vợ chồng thu xếp sẽ về thăm sau cũng được.
 Sang năm 1946, anh Hán mới có đủ điều kiện để về thăm quê. Ông Tư cũng biếu cho anh một khoản tiền để tiêu pha đi đường và mua quà cáp cho gia đình. Cô Ba cũng chuẩn bị hành trang đầy đủ áo quần, thức ăn thứ uống cho chồng lên đường rất chu đáo. Anh Hán đến bắt tay từ giã ông Tư và bà con trên tàu rồi đến nắm chặt hai tay vợ nói lời tạm biệt trong đôi mắt rơm rớm nước mắt. Cô Ba gục đầu vào vai chồng khóc thút thít rồi nói nhỏ:
-Anh cho em gửi lời thăm cha mẹ, anh chị em và tất cả bà con thân thuộc. Lần này em chưa về được em rất tiếc. Anh đi đường cẩn thận, cố giữ gìn sức khoẻ anh nhé. Khi ra đến nơi, tình hình thế nào nhớ gửi thư vào cho em biết. Em mong thư anh và mong anh về với em, với chú Tư và bà con trong này đó.

Thế là anh Hán lên đường đi về thăm quê  miền Bố, Trạch, tỉnh Quảng Bình. Quãng đường dài hơn một ngàn cây số mà hồi ấy anh phải đi mất cả tháng trời mới đến nơi vì có nhiều đoạn anh phải đi bộ. Khi anh về đến đầu làng thì mọi người gặp anh đã reo lên mừng rỡ, tay bắt, mặt mừng. Ai cũng hỏi chuyện làm ăn có khấm khá không? Anh nói qua loa rồi nhanh chân đi về nhà gặp cha mẹ. Về đến cổng nhà thì thấy bọn trẻ con đã chạy gấp tốc về trước báo cho gia đình anh biết anh Hán đã về đầu cầu gặp mọi người và đang đứng nói chuyện. Cha mẹ anh thấy con trai về người to lớn khoẻ mạnh rất vui mừng và chạy ra sân ôm choàng anh rồi dẫn vào nhà chuyện trò râm ran, rôm rả.
Những ngày ở nhà cũng cha mẹ, anh chị em, Hán tích cực lao động giúp cha mẹ và chuyện trò về việc làm ăn sinh sống ở Nam bộ cho mọi người nghe. Cha mẹ anh có lần hỏi anh:
-Thế con định bao giờ lấy vợ? Nếu lấy vợ thì cũng về làng mà lấy để có con dâu đỡ đần công việc nhà cho cha mẹ. Con chỉ vô làm ăn trong đó một vài năm lo tích góp tiền về quê mà lập gia đình rồi làm nghề sinh sống để gần gũi cha mẹ anh chị em cho đầm ấm thân thiết với nhau. Khi đói no, đau ốm có nhau, dù có vất vả, gian nan nhưng vẫn hơn ở nơi đất khách, quê người tình cảm xa lạ khó đùm bọc cho nhau khi trái gió, trở trời, khi nguy nan, nguy hại…
-Con đã lấy vợ ở trong Nam rồi cha mẹ ạ. Nhưng chưa có đủ điều kiện để đưa cô ấy ra thăm gia đình và bà con họ hàng được. –Hán nói một cách vui vẻ với cha mẹ như thế.
Nghe Hán nói như vậy mọi người trong nhà đều ồ lên nói ngay:
-Thôi đi anh, đừng có giả vờ nói có vợ! Ai mà tin được lời anh? Mới vào làm ăn gần 2 năm lấy đâu ra tiền cưới vợ và hơn nữa cưới vợ thì cha mẹ phải biết, gia đình phải biết chứ có đâu tự mình giải quyết lặng im như thế? Nếu lời mi nói là sự thật thì mi hãy rời khỏi đây ngay, đừng coi gia đình, bà con, quê hương gì nữa. Mi đi đâu thì đi! coi như gia đình này không còn thằng Hán nữa.
-Con nói đùa vui thế thôi cha mẹ ạ. –Hán nói một cách đối phó như thế  trong tình huống gay go trước ý kiến của gia đình như vậy.

Thế là từ đó Hán không giám nói gì đến chuyện có người vợ là cô Nguyễn Thị Ba người Nam bộ nữa.
Đêm đến, trước bàn thờ gia tiên, Hán thắp hương khấn vái thì thầm: “Cháu là Nguyễn Hán xin ông bà, cố vải tha tội cho cháu đã lấy vợ trong Nam mà chưa về cẩn cáo được với anh linh ông bà trên bàn thờ gia tiên. Kính mong ông bà, chú bác, những người đã khuất thông cảm cho hoàn cảnh của cháu mà rộng lòng bỏ qua cho mà đừng quở trách cháu mà tội nghiệp. Nguyễn Hán xin kính cẩn đội ơn trên”.
Đến gần cuối năm 1946, thực dân Pháp lại gây hấn đánh Nam bộ. Dân ta lại đứng lên đồng lòng chống giặc Pháp (ngày 23-11-1946 Nam Bộ kháng chiến).
Đường quốc lộ từ Nam ra Bắc lúc bấy giờ đều bị ta đào phá để ngăn chặn tốc độ quân xâm lược tiến quân ra Bắc. Nên việc giao thông đi lại giữa các miền rất khó khăn. Do đó anh Hán khó có thể trở về lại Nam bộ với vợ và ông Tư được nữa.  Anh về thị xã Đồng Hới để gửi điện tín vô Nam mà bưu điện cho biết thời buổi đang giặc giã bưu điện chưa đánh dây thép được. Thế là anh ta rất buồn vì không liên lạc gì được với vợ và các đồng nghiệp của anh trong tàu ông Tư cả.
Sau một thời gian, bọn Pháp đánh mạnh ra khắp nơi trên đất nước ta,. Ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch kêu gọi đồng bào toàn quốc kháng chiến chống giặc Pháp. Một vài năm sau thì anh Hán cũng lên đường nhập ngũ đi bộ đội  đánh giặc Pháp. Và trong thời gian chiến tranh anh đã lăn lộn với gió mưa khắp các chiến trường Trị Thiên đầy mưa bom, lửa đạn. Suốt 7, 8 năm trời anh chẳng liên lạc được tin tức gì của cô Ba trong Nam bộ cả. Chiến tranh đã chia lìa tình cảm cha mẹ, vợ chồng, đã làm tan tác cõi lòng của bao người chờ đợi…

Ngày 7-5-1954, tin chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng bay khắp đất nước. Niềm vui của dân tộc lên cao. Sau đó Hội nghị Geneve kết thúc. Đến tháng 7 thì Hoà bình được lập lại ở Đông Dương. Nước Việt Nam chia thành hai miền Nam Bắc lấy con sông Hiền Lương làm ranh giới (mốc vĩ tuyến 17). Tất cả các đơn vị quân đội ta phải tập kết ra miền Bắc. Sư đoàn 325 của anh Hán ra đóng ở Quảng Bình.
Vào một ngày thứ bảy cuối mùa xuân năm 1956, có một phụ nữ ăn mặc quân phục sĩ quan cấp tá, đeo súng ngắn và tự lại xe con Com-măng-ca một mình đi về Đồng Hới. Cô sĩ quan này đến tỉnh đội Quảng Bình hỏi thăm nơi đóng quân của Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325. Sau khi xem xong giấy tờ và biết mục đích yêu cầu đến Trung đoàn 101của nữ sĩ quan, tỉnh đội cấp giới thiệu và chỉ dẫn địa điểm đóng quân ở vùng Vĩnh Tuy, Lệ Kỳ (nay thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đến gặp Ban chỉ huy Trung đoàn 101 trên vùng đồi của làng Vĩnh Tuy. Dọc đường đi, thỉnh thoảng nữ sĩ quan thấy mấy anh bộ đội đi bộ về Đồng Hới, chị dừng xe hỏi:
-Các anh bộ đội ơi! Cho tôi hỏi nhờ chỗ Ban chỉ huy Trung đoàn 101 ở chỗ nào gần đây không? 
-Cũng gần đây thôi chị ạ, chị đi thẳng lên dọc đường này khoảng vài cây nữa rồi hỏi là được. –Mấy chú bộ đội trả lời rồi hỏi tiếp cô sĩ quan lái xe: “Thế chị đi công tác hay tư tác vậy?”.
-Gì cũng được, miễn các chú chỉ đường cho là quý rồi. Xin cám ơn nhiều.
-Nếu đi công tác thì chạy thêm vài cây nữa rồi hỏi trụ sở của Ban chỉ Trung đoàn 101; nếu đi tư tác cần hỏi tên ai, đơn vị nào thì chúng tôi có thể chỉ chỗ cho chị đến.
-Thế các anh có biết anh Nguyễn Hán người quê ở Quảng Bình không?
-À Hán đó chúng tôi biết rồi. Nhà vợ con anh ta ở ngày sát đường, tại cái xóm trước mặt kia kìa. Hôm nay thứ bảy chắc có lão Hán về nhà sinh hoạt văn nghệ với vợ đó.
-Cám ơn các anh.
Nghe mấy chú bộ đội trẻ nói ẩn ý đùa nghịch như thế, chị sĩ quan mỉm cười thầm rồi lái xe đến đó ngay. Chị dừng xe trước cổng rồi vào sân hỏi to:
-Xin cho hỏi đây có phải nhà anh Hán không?
-Đúng rồi, nhưng hôm nay anh Hán chưa thấy về. Chắc anh ấy còn bận việc chưa về được. Mời chị vào nhà đã. Chị từ đâu đến và sắp điều động anh Hán đi đâu phải không? - Người phụ nữ trong nhà có chút băn khoăn, lo lắng liền hỏi thế.
-Không đâu chị à. Nhân thể đi công tác qua đây tôi nghe nói anh Hán và gia đình ở đây nên ghé thăm thôi.
-Nếu thế chị chạy xe lên một đoạn nữa là đến chỉ huy sở họ sẽ điện cho anh ấy đến gặp chị.
-Cám ơn chị. Tôi đi đây một lát sẽ quay lại rồi lên sở chỉ huy.
Chị sĩ quan lái nhanh xe đi về lại Đồng Hới mua mấy thứ vải là ri -dô che giường ngủ và áo quần cho mẹ con chị Hán vì thấy mẹ con áo quần nhếch nhác, cũ kỹ, chị không đành lòng. Sau khi mua xong, chị đem gói quà đưa lên nhà chị vợ anh Hán và nói:
-Tôi xin gửi món quà nhỏ tặng chị và các cháu. Chị nhận đi đừng ngại. Tôi và anh Hán là chỗ bạn bè quân đội thân tình mà.
Chị Tâm vợ anh Hán cũng thật thà ít nói, chỉ cười và xin cám ơn.

Trời bắt đầu chuyển sang chiều, chị sĩ quan lái xe lên tìm trụ sở Ban chỉ huy Trung đoàn 101 đê xin gặp anh Hán. Khi xe đến nơi, người cảnh vệ giơ tay chào cô sĩ quan và hỏi han mấy lời thủ tục rồi dẫn khách vào phòng đợi. Người cảnh vệ vào báo cáo:
-Báo cáo thủ trưởng, có cô sĩ quan nói giọng miền Nam từ bộ Tổng tư lệnh về đây muốn gặp thủ trưởng để hỏi thăm về đồng chí Hán.
-Mời nữ đồng chí ấy vào, tôi ra ngay.
Người cảnh vệ ra báo cáo với nữ sĩ quan:
-Xin đồng chí chờ một chút, thủ trưởng Nguyễn Đăng Trâm –Phó chỉ huy Trung đoàn sẽ ra tiếp chuyện đồng chí.
-Cám ơn anh, tôi đợi.
Thủ trưởng Trâm ra phòng khách, cô sĩ quan đứng dậy đưa tay lên mũ két chào. Thủ trưởng Trâm chào lại rồi mời khách ngồi xuống ghế rồi hỏi:
-Đồng chí từ Hà Nội vào à? Đi đường có vất vả lắm không? Đồng chí về đây có yêu cầu gì thì chúng tôi sẽ giúp đỡ.  Trung đoàn trưởng Nguyễn Bình Sơn và Chính uỷ Trung đoàn Lê Văn Hiệp cũng  đi công tác vắng cả rồi. Tôi (TĐ phó và đồng chí Võ Phi Trắng ( tức  Vũ Thắng -Phó Chính uỷ TĐ) thay mặt thủ trưởng giải quyết mọi công việc -Thủ trưởng Trâm nói vui vẻ nhẹ nhàng như thế.
-Cám ơn anh. Tôi muốn gặp anh Hán ở đơn vị anh hôm nay có được không?
-Ở đơn vị chúng tôi có 3 anh tên Hán. Chị muốn gặp Hán nào? Hán Quảng Bình, Hán Thừa Thiên hay Hán Thanh Hoá?
-Tôi muốn gặp anh Nguyễn Hán người Quảng Bình.
-À thế thì dễ thôi, cậu ấy đang làm Trưởng ban Chiêu đãi sở của Trung đoàn cũng gần đây thôi. Nếu chị nói gặp Hán Thừa Thiên hay Hán Thanh Hoá thì hôm nay chị không đạt yêu cầu vì hai anh đó đang đi công tác vắng rồi. Chị gặp may đấy. Tôi liên lạc điện cho anh Hán lên bây giờ.
Trong lúc chờ đợi cô sĩ quan và ông Trâm đã chuyện trò thân mật và biết rõ mối quan hệ của anh Hán với cô sĩ quan này.
Gần nửa tiếng sau, anh Hán lên sở chỉ huy Trung đoàn. Anh vào phòng khách đứng nghiêm chào thủ trưởng Trâm và hỏi ngay:
-Báo cáo thủ trưởng cho gọi em lên có việc gì?
-Có việc quan trọng lắm. Bộ Tổng Tư lệnh muốn điều anh đi công tác xa. Đây là nữ đồng chí ở bộ TL về gặp đồng chí đấy. Anh có nhận ra ai đây không?
-Dạ không, em không quen ai là nữ sĩ quan ở bộ TL cả.
Một phút trôi qua, cô sĩ quan vừa thấy vui trong lòng vì quá lâu rồi mới được gặp lại người chồng thương yêu đầu tiên của mình, vừa buồn vi nỗi chạnh lòng khi người thương không nhớ gì về hình ảnh của người vợ nữa. Chiến tranh đã bào mòn hết trí nhớ hình ảnh và tình cảm của con người! Ôi thật xót xa, đau khổ! –cô sĩ quan nghĩ ngợi một lát rồi kêu lên giật giã:
-Ôi, anh Hán, anh không nhận ra em nữa thật há? Em là cô Ba trên tàu chú Tư Đàn đây mà, anh nhớ chưa?
Nói đến đây anh Hán ngẩn người ra ngỡ ngàng, bàng hoàng không ngờ được cuộc hội ngộ này sau 9 năm trời bặt vô âm tín với nhau. Cô sĩ quan liền nói ngay:
-Anh có tin là em còn sống không? Em đây anh. Cánh tay em có cái sẹo mà em đã nói với anh ngày xưa vì tiêm thuốc bị áp xe nên phải mổ và để lại cái sẹo này.
Cô sĩ quan vừa nói vừa vén tay áo lên đưa cho anh Hán xem. Lúc đó anh Hán không kìm được xúc động nước mặt ràn rụa và liền ôm choàng người vợ mà cứ tưởng như trong mơ… Thấy như vậy ông Trâm cũng cảm động và vui sướng thay cho sự tái ngộ này. Ông Trâm lại còn nói đùa:
-May mà có cái sẹo ở cánh tay để đưa ra nhận dạng ngay được chứ nếu sẹo ở chỗ kín thì cũng gay go đấy nhỉ? -Nói thế rồi ông cười khà khà vui vẻ.
Nghe ông Trâm đùa dí dỏm như thế, đôi vợ chồng cũ cũng cười theo, rồi Hán nói:
-Anh không ngờ em cũng đi bộ đội như anh và còn sống đến hôm nay mà đi tìm gặp được anh, em thật giỏi quá! Trời cho hai chúng ta đều còn sống sót trở về với người thân. Nhưng anh đã không xứng đáng với em nữa. Anh có lỗi mong em tha thứ.
-Chuyện đó nói sau, cũng do chiến tranh cả mà. Cả anh và em đều có lỗi cả.

Sau đó ông Trâm nói:
-Bây giờ gặp gỡ nhau rồi thì nên về nhà mà họp tay ba bàn chuyện riêng tư cho thoả đáng. Chiến tranh qua rồi có nhiều chuyện phức tạp riêng tư nếu thông cảm cho nhau đều dàn xếp ổn cả. Thôi, bây giờ cậu Hán về sửa soạn rồi đến đây lên xe đi cùng với cô Ba về nhà cho nhanh.
-Dạ vâng, xin chào thủ trưởng. Chào em.
Cô Ba ngồi lại phòng khách chuyện trò với ông Trâm và chờ anh Hán lên để cùng đi về nhà anh Hán. Nhưng chờ mãi hơn nữa tiếng chẳng thấy anh Hán đến. Cô Ba sốt ruột và ông Trâm cũng vậy. Ông Trâm liền gọi cảnh vệ vào nói với liên lạc điện xuống Chiêu đã sở gọi anh Hán lên ngay để đi. Anh liên lạc đến báo là anh Hán đã mang ba lô chạy về nhà rồi anh không lên đi xe với cô Ba đâu.
Biết tin báo như thế, cô Ba liền bắt tay chào thủ trưởng Trâm rồi lên xe phóng đi ngay. Ông Trâm mỉm cười nhìn theo bóng dáng nhanh nhẹn của nữ sĩ quan người miền Nam thật đáng mến phục.
Trên dọc đường về, cô Ba nhìn thấy anh Hán đang mang ba lô và đội mũ cối đang chạy lúp xúp trên đường. Cô ta liền dừng xe lại và nói ngay:
-Anh Hán! Lên xe đi chúng ta về cho nhanh. Sao anh lại chạy bộ về nhà để em chờ mãi?
-Em hiểu cho anh, anh muốn về nhà trước em để giải thích êm dịu vấn đề anh đã có vợ thật trong Nam.
-Thôi không sao cả, chuyện đã rồi, mọi điều sẽ yên ổn cả thôi.
Một lúc sau, xe cô Ba chạy đến thẳng vào sân nhà anh Hán làm anh ta rất ngạc nhiên vì sao cô ta lại biết được nhà anh? Không ngờ cô ấy đã đến trước đó rồi mới gặp anh ta sau. 
Khi về đến nhà, cô Ba nghĩ rằng chắc anh Hán sẽ lúng túng, vụng về để giới thiệu mình với vợ. Cô sẽ tìm cách giúp anh vượt qua điểm yếu này, dù sao cô cũng thấy lo lo. Nhưng không ngờ mọi việc trở nên đơn giản, nhẹ nhàng làm cô Ba cảm thấy thoải mái không lo gì chuyện gay cấn về máu ghen tức của đàn bà. Lúc cả nhà anh Hán và cô Ba ngồi lại trong nhà, chị Tâm pha nước mời khách. Anh Hán nói với vợ:
-Anh xin giới thiệu với em, đây là cô Ba Nam bộ. Hồi trước anh đã nói chuyện với em rồi đó, nhưng nội dung có khác đi một đôi điều. Chắc em hiểu hồi anh mới ở trong Nam ra, anh mới nói với cha mẹ anh là anh đã lấy vợ rồi. Nghe nói thế cha mẹ anh điên tiết lên cho rằng phớt lờ cha mẹ, không coi cha mẹ ra gì. Chuyện hệ trọng cả đời người mà chẳng có tin tức bàn bạc cho chu đáo. Họ hàng, bà con không ai hề biết gì cả. Do đó anh phải nói là anh nói đùa chứ chưa lấy vợ. Thế đó, chắc em biết tình thế là vậy nên anh phải dấu biệt đoạn sau cùng của vấn đề có vợ thật trong Nam cho đến ngày nay. Bây giờ thì anh đã nói thật vấn đề cho em nghe và có cả cô Ba nữa đó. Anh đã có lỗi với cô Ba và cả với em, hai người muốn trách anh bao nhiêu cũng được. Bây giờ chúng mình đã thành gia đình hạnh phúc và cô Ba cũng đã có gia đình riêng. Chuyện ngày xưa là những kỷ niệm đáng nhớ mà thôi.
Nghe Hán nói như vậy, cô Ba không nén được xúc động, cô mỉm cười ứa lệ. Cô Ba không ngờ anh Hán đã khéo léo làm êm dịu thực sự chuyện tình của đôi lứa ngày xưa cho đến nay trong tình thế khó xử mà vẫn trôi qua nhẹ nhàng. Cô Ba nhìn sang chị Tâm và hỏi:
-Thế chị Tâm nghĩ thế nào về vấn đề này? chị cứ nói thật ra đi cho thoải mái.
-Tôi thấy chẳng có gì suy nghĩ phức tạp cả. Thời thế đã tạo ra như thế thì thế thôi… Tôi chẳng trách ai, giận ai cả. Cứ sống thương chồng, nuôi con khôn lớn. Chồng đi bộ đội biền biệt ít khi về nhà, mình cũng đành lòng chịu thiệt thòi như bao người vợ bộ đội khác vậy. Sau ngày đình chiến, chồng còn sống trở về là may mắn lắm rồi còn suy nghĩ gì nhiều cho nặng nề đầu óc.
-Chị nghĩ như thế cũng hay, chúng ta là những phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi trong mọi tình thế và thông cảm được cho chồng con được chừng nào thì càng quý chừng ấy phải không chị Tâm? -Cô Ba nói một cách chân thành cởi mở làm cho không khí cuộc toạ đàm tay ba trở nên bình yên, dễ chịu. Tiếp đó cô Ba nói thêm:
-Bây giờ anh Hán đã có gia đình riêng, tôi cũng có gia đình riêng rồi, giữa chúng ta không có gì nặng nề khó xử cả. Sau khi nghe tin anh Hán vẫn còn sống và có vợ con ở quê nhà, tôi định không tìm anh để nhắc lại chuyện cũ làm gì nữa cho thêm đau lòng lẫn nhau, nhưng không thể được, vì có một điều liên quan đến anh Hán lâu dài mà tôi không thể không nói cho anh chị biết được. Đó là chuyện khi anh Hán về thăm quê vài tháng thì tôi mới biết đã có thai với anh ấy và đợi anh vào sẽ nói cho anh mừng, nhưng rồi không ngờ chiến tranh nổ ra, đôi bên cách biệt, không biết sống chết ra sao! Làm thế nào tin cho nhau biết được! Lúc đó tôi cô đơn và buồn nhớ vô cùng, cũng nhờ thím Tư giúp đỡ và gần gũi động viên nên mẹ con tôi đã vượt qua tất cả. Sau đó tôi gửi cháu lại cho thím Tư rồi vào bộ đội. Cấp trên điều động tôi đi làm nhiều việc. Ngày hoà bình, tôi ra Bắc, sau đó bộ Tư lệnh điều tôi vào lại miền Nam hoạt động v.v… Còn đứa con gái của tôi và anh Hán tên là Nguyễn thị Xuân Hoa hiện nay được nhà nước đang cho đi học ở Trung Quốc. Tôi về đây tìm anh Hán là vì thế. Con Hoa nó cứ hỏi tôi hoài: “Tía con ở đâu mẹ, còn sống hay là mất rồi? Thế là con không biết mặt tía được nữa mẹ?”. Mặc dù tôi đã nhiều lần giải thích cho nó, nhưng nó vẫn không tin là nó có cha. Nghĩ thế mà trong lòng tôi cứ xốn xang nhức nhối. Nhiều đêm tôi không ngủ được, cứ nghĩ mà thương con gái ngây thơ lớn lên không có cha để dìu dắt, dạy bảo; má thì cứ đi hoạt động xa nhà hoài. Tôi chẳng biết làm sao cho con hiểu được chuyện của người lớn thời quá khứ! Tôi cứ nói với con là hy vọng sẽ có một ngày nào đó con sẽ được gặp tía con. Nói suông để an ủi thế, đâu nó có tin! Thật là đau khổ cho tôi lắm!
Nghe cô Ba tâm sự như thế, cả anh Hán và cô Tâm đều xúc động không kìm được nước mắt. Anh Hán không cần phải giữ ý tứ e ngại gì cả, anh liền ôm choàng mái đầu cô Ba ép sang vai anh rồi anh dỗ dành cô Ba như dỗ em gái của mình thời niên thiếu. Anh nói:
-Thôi em đừng buồn nữa, đừng suy nghĩ nhiều! Biết được chúng mình còn sống và có một đứa con gái kỷ niệm một thời trai trẻ anh cũng vui sướng lắm. Anh nhất định sẽ tìm con, thăm con để cho nó yên tâm là nó có tía còn sống, cho nó biết tía nó là một người cha đàng hoàng, là một người lính của cụ Hồ. Em biên thư nói cho con biết sớm để con nó vui mừng. Bao giờ con về nước, em tin cho anh biết địa chỉ để ra thăm con nhé. Ôi, anh vui mừng quá! Cám ơn em về đây đã mang đến tin vui cho cả gia đình anh.
Thấy cảnh tượng như thế, chị Tâm liền đi xuống nhà dưới bưng nồi chè đậu đỏ lên cho cả nhà ăn cho vui trong đêm gia đình được hội ngộ bất ngờ.
Cả nhà ăn chè xong thì trời đã về đêm, ngọn gió nhẹ lướt từ dòng sông Nhật lệ qua làm lung lay những tàu cau, ngọn chuối và mơn man trên mái tóc, tà áo của mấy người làm mát rượi tận làn da, xương thịt. Lúc đó cô Ba nói lời tạm biệt ra đi:
-Thôi em xin tạm biệt gia đình anh chị. Ngày mai em phải ra Hà Nội nhận quyết định lên đường về Nam công tác. Gặp được anh Hán để báo tin cho anh ấy biết có con gái là tôi mãn nguyện rồi. Bây giờ em về nhà khách của tỉnh đội Quảng Bình ngủ lại. Sáng mai Ba sẽ xuất phát sớm. Anh chị cứ vào ngủ với các cháu. Chúc anh chị sức khoẻ và mọi việc thuận lợi.
Anh Hán và chị Tâm đều mời chị nghỉ lại nhà, không muốn cho chị đi trong đêm như thế. Anh Hán nói với cô Ba:
-Em cứ nghỉ qua đêm lại đây, sáng sớm mai anh tiễn em lên đường. Em đừng đi ngay như thế mà anh buồn, anh không đành để em lặng lẽ lái xe đi một mình trong đêm như vậy. Thời gian chúng ta gặp gỡ nhau ít quá, em cố gắng ở lại với gia đình anh hôm nay nữa cho anh yên lòng.
Nghe anh Hán năn nỉ như thế, cô Ba đành phải chiều theo ý chồng và ngủ lại qua đêm.
Một đêm trôi qua, cả ba người nằm trong ngôi nhà tranh mát mẻ, thanh vắng, yên tĩnh nhưng nào có ai ngủ được ngon giấc đâu! Mỗi người đều ưu tư   suy nghĩ về cuộc đời với những niềm vui và nỗi buồn lẫn lộn…
Sáng hôm sau, cả ba người đều thức dậy rất sớm. Chị Tâm chuẩn bị ăn sáng cho cả nhà bằng nồi cháo gà nóng hổi, thơm phức và còn gói mấy thứ cây nhà lá vườn (chuối, mít, đu đủ chín) làm quà đưa cho cô Ba. Anh Hán cùng lên xe tiễn cô Ba về Đồng Hới để ra Hà Nội. Chị Tâm giơ tay chào cô Ba lên đường.
                                              ***   

Sang năm 1958, nghe tin anh Hán chuyển ngành sang công tác tại Nông trường Lệ Ninh, Quảng Bình, cô Ba có gửi thư thăm gia đình anh Hán và gửi tặng cho anh một cái đài bán dẫn để nghe tin tức hàng ngày. Trong bức thư của cô Ba có đoạn viết:
“… Công việc của em bây giờ ngày nào cũng căng thẳng, phải đối phó với bao tình huống dồn dập xẩy ra. Nhiều lúc ăn không ngon, ngủ không yên. Bọn giặc Mỹ và các chư hầu của chúng ngày càng dã man, tàn bạo. Chúng đã gây bao tội ác cho dân mình. Không biết bao giờ đất nước ta mới được hoà bình thống nhất để dân ta hết đau thương tang tóc; để cho bao nhiêu gia đình bị chia ly được đoàn tụ? Không biết em có còn sống đến ngày ấy để gặp con và anh nữa không?
Anh Hán ơi! Em đã nhận được tin con từ Trung Quốc đã về nước tại trường học sinh miền Nam số 6 Hải Phòng rồi. Anh cố thu xếp ra thăm con cho nó mừng. Anh nhớ tên con là Nguyễn thị Xuân Hoa anh nhé.  Đừng để nó lặn lội về tìm anh là tía nó ở miền Tây tỉnh Quảng Bình xa xôi khó khăn đi lại mà tội con. Khi nào hai cha con gặp nhau, anh nhớ chụp chung với con một bức ảnh để nó gửi vào cho em. Mỗi lần nhớ anh và con thì em có ảnh đưa ra nhìn cho khuây khoả.
Thôi em xin dừng bút. Chúc anh và gia đình mọi sự tốt lành, hạnh phúc. Thương nhớ con và anh lắm.
Em Nguyễn Thị Ba”.
                                       Miền Tây Nam bộ tháng 6 năm 1958.

Sau khi nhận được thư của cô Ba, anh Hán thu xếp ba lô lên đường ra Bắc thăm con gái đầu mà anh chưa hề biết mặt. Anh ta đi mấy ngày đường thì đến thành phố Hải Phòng. Vào một buổi sáng Chủ nhật mùa hè, thành phố thành phố rực màu hoa phượng đỏ. Những con đường tấp nập xe cộ ngược xuôi. Từng tốp học sinh miền Nam đang dạo chơi trên đường phố. Anh Hán cất giọng nói Quảng Bình hỏi mấy cô nữ sinh:
-Các cô ơi, cho tôi hỏi ký túc xá nữ sinh miền Nam ở Hải Phòng chỗ nào các cô chỉ giúp cho tôi với?
-Chú cứ đi đến đường Trần Phú (bên bờ sông Lấp) thì sẽ tìm thấy bảng đề trường học sinh miền Nam số 6.
-Cám ơn các cô nhé.
Anh Hán tìm đến nơi và hỏi thăm bác thường trực nhà trường để hỏi phòng ở của cháu Hoa trong dãy ký túc xá của học sinh tại trong khuôn viên nhà trường. Lúc tới trước dãy nhà, anh Hán nhìn thấy một nữ sinh đang đứng gần cửa sổ phòng ở, anh hỏi:
-Cô ơi, cho tôi hỏi có cô Nguyễn thị Xuân Hoa ở phòng nào đây ạ?
-Kia kìa cô gái mang kính cận đang ngồi đọc sách đấy chú.
-Cám ơn cô.
Anh Hán nói xong liền đến ngay trước mặt cô gái đang đọc sách và lên tiếng hỏi ngay:
-Con là là Nguyễn thị Xuân Hoa phải không?
-Dạ vâng, đúng rồi. Thế có phải chú là Nguyễn Hán –tía của con đó không?
-Đúng một trăm phần trăm rồi con ạ.
-Ôi tía của con đây rồi! từ lâu nay con chỉ nghe má con nói mà chưa hề thấy mặt tía. Con cứ tưởng con không có cha. Bây giờ thì con có thật rồi! ôi sung sướng quá tía ơi!... –cô con gái vừa nói, vừa ôm choàng lấy cổ cha, hôn lên má cha liên tục.
Anh Hán quá xúc động, sung sướng ôm con gái vào lòng rưng rưng nước mắt, cứ vuốt đi vuốt lại mái tóc con rất âu yếm. Các nữ sinh bạn bè của Hoa trong ký túc xá cũng rất ngỡ ngàng chạy đến cùng vui mừng thay cho Hoa gặp được cha mình lần đầu tiên.
Anh Hán vui mừng được gặp con rồi ở lại chơi với con mấy hôm. Hai cha con quấn quýt bên nhau, chụp ảnh chung với nhau, đi xem phim, xem ca hát, đi ăn chè, ăn phở với nhau v.v… thật là thân tình, đầm ấm!
Trong thời gian này, hai cha con đã tâm sự với nhau được nhiều chuyện buồn vui, sướng khổ của cuộc đời. Anh Hán thì luôn luôn động viên con gái cố gắng học tập cho tốt, còn con gái thì khuyên cha luôn nhớ giữ gìn sức khoẻ và công tác tốt và dặn cha: “Thỉnh thoảng tía nhớ biên thư cho má con nhé”.
Thời gian xin đi phép thăm con của anh Hán đã hết. Anh phải tạm biệt con gái để về Nông trường Lệ Ninh Quảng Bình- nơi anh đang sinh sống và công tác. Cha con chia tay nhau bịn rịn dưới sân ga tàu hoả Hải Phòng đi Hà Nội. Hoa vẫy tay chào tía mà đôi mắt nhoà lệ, còn anh Hán cố mỉm cười cho con gái được vui và đưa tay vẫy vẫy khi đoàn tàu đang từ từ chuyển bánh rồi bóng dáng con gái xa dần…
Sau ngày hoà bình thống nhất đất nước, cô Ba đem con gái về thăm bà con họ hàng ở quê nội. Chuyện tình nghĩa vợ chồng cách trở vì chiến tranh của anh Hán với cô Ba dần dần mọi người ở làng đã biết và đem lòng quý mến, khâm phục tấm lòng của người phụ nữ Nam bộ luôn luôn giữ được đạo lý, nghĩa tình với gia đình chồng con, và quê hương, đất nước.J
                                     ***00***  
                                            
      Ghi chú: Nội dung cốt chuyện có thật này do Đại tá Lê Ngọc Minh kể lại, Nguyễn Hồng Trân tìm hiểu thêm thực tế một số nhân nhân vật liên quan rồi biên tập thành chuyện. Các nhân vật trong chuyện đều là tên thật hoặc biệt danh, riêng hai nhân vật cô Ba Điền và chị Tâm (vợ anh Hán) là không phải tên thật vì lí do tế nhị cá nhân.
Có điều gì khiếm khuyết, xin quý vị thông cảm và bổ sung cho đầy đủ. Hồng Trân chân thành cảm ơn.
                                      Phước Vĩnh, Huế, ngày 25/8/2009     

























CÔ BA ĐI TÌM CHỒNG
  Nguyễn Hồng Trân  

Có một chàng thanh niên tên là Nguyễn Hán mới lên tuổi 17, con trai út trong một gia đình nghèo ở vùng quê Lý Hoà thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã rời xa quê hương đi vào Nam kiếm sống. Anh ta hy vọng với sức lực “bẻ gãy sừng trâu” của mình có thể lao động làm ăn khấm khá lên để đổi đời và giúp được gia đình chút ít cho cha mẹ đỡ khổ nghèo.
Thế rồi một hôm Nguyễn Hán đã tạm biệt những người thân trong gia đình để đi vào Nam lập nghiệp.  Hành trang đi đường của anh cũng nhẹ nhàng, đơn giản, chỉ một túi xách với  2 bộ quần áo và mấy thứ đồ dùng cần thiết lúc đi đường. Anh ta cứ dong duỗi dọc đường vừa làm thuê cho họ để có tiền tiếp tục đi. Có lúc anh đi bộ cả mấy ngày liền, đôi lúc có tiền anh lại đi xe. Cứ thế anh lần hồi mấy tháng trời thì vào được miền Nam. Vào đến Đồng Nai anh định đi làm đồn điền cao su để sinh sống lâu dài. Nhưng sau một thời gian ngắn, anh thấy đời sống của các gia đình công nhân cao su cũng quá vất vả mà vẫn cứ khổ nghèo. Do đó, anh ta lại về Sài gòn kiếm việc làm. Về đến  chốn thị thành sầm uất, tấp nập, rộn rịp người đến, kẻ đi và nhiều nơi lạ lẫm đối với anh ta. Anh mừng vui và nghĩ rằng tại nơi đây thế nào mình cũng kiếm được một việc làm vừa sức, vừa ý, vừa kha khá tiền. Qua mấy ngày thăm dò, tìm hiểu công việc một vài nơi rồi anh xin vào làm thuê với nghề bốc xếp hàng hoá bến cảng. Anh thấy ở đây có sức khoẻ thì dễ làm ra tiền nhiều hơn. Anh ta quyết định bám lấy nghề này để sinh sống.
Có lần tàu, thuyền buôn bán về cập cảng nhiều, các tổ công nhân bốc vác khẩn trương làm việc ngày đêm cho tàu thuyền kịp thời rời cảng theo yêu cầu của từng người chủ. Sau hơn một tháng làm việc ở cảng Sài gòn, anh Hán cảm thấy mọi việc đều tiến hành suôn sẻ, sức khoẻ lại cường tráng thêm, anh rất yên tâm lo chuyện làm ăn lâu dài và có kế hoặch dành dụm. Bạn bè lao động cơ bắp như anh đều quý mến anh vì tính anh thật thà, hiền lành như hạt gạo, củ khoai nên ai cũng dễ gần gũi với anh để chuyện trò, tâm sự…
Ngày tháng trôi qua, anh cảm thấy dễ chịu, thoải mái, khi sống và làm việc với đám người công nhân Nam kỳ thẳng thắn, vui vẻ, nhiệt tình. Nhiều ông cai thầu lao động các tốp công nhân bốc xếp hàng ở đây cũng quý mến anh. Bởi vì anh khoẻ mạnh làm việc nhanh nhẹn, có năng suất cao hơn mọi người nên chủ tàu thuyền lợi dụng anh để kích thích tốc độ xếp dỡ hàng hoá càng nhanh càng tốt. Tuy vậy, anh vẫn luôn luôn làm theo nhịp điệu của đồng nghiệp bạn bè chứ không chơi trội để được lĩnh nhiều tiền hơn người khác. Mặc dù thế nhưng số thẻ kết quả lao động của anh hàng ngày vẫn nhiều hơn số thẻ của người khác. Có một người lớn tuổi nhất trong toán bốc xếp hàng có vẻ yếu ốm  nên năng suất bốc xếp kém hơn so với mọi người khác.  Chú ấy hàng ngày số thẻ cũng ít hơn so với người khác. Anh Hán thương tình cứ xin tặng cho chú ấy mấy thẻ để cuối ngày chủ thanh toán trả tiền được khá thêm. Lúc đầu chú ấy tự trọng không nhận, nhưng thấy anh Hán thực lòng thông cảm với  chú, nên  chú nhận số thẻ tặng đó và tỏ lòng cám ơn Hán -người con trai miền trung đầy lòng nhân ái.
Có lần ông chủ tàu (chú Tư Đàn) quan sát từng toán người bốc xếp trên bến cảng, ông thấy một anh chàng vạm vỡ, rắn chắc, nét mặt hiền hoà, nước da bánh mật, nụ cười chân thật, cởi mở, ông chủ có cảm tình rồi tới gặp Hán hỏi chuyện:
-Cậu mới vào làm đây phải không? Có vui không? Có thích không? Nếu cậu thích đi du ngoạn trên sông nước khắp lục tỉnh thì lên làm việc trên tàu chú được không?.
Nghe ông chủ nói vậy, Hán không biết ông đùa hay thật. Hán nói với ông chủ:
-Cháu làm gì được trên tàu chú mà lên đó? Trên đó có hàng hoá để bốc xếp thì cháu làm được.
Nghe vậy, ông chủ nói luôn:
-Có cả việc bốc xếp hàng và có cả việc khác nữa cũng hợp với sức của cháu đấy. Có ưng thuận không thì ngày mai lên tàu với chú luôn.  Chú bảo đảm tiền lương hàng tháng không thua kém gì ở bến cảng này đâu. Cháu cứ suy nghĩ đi rồi mai đi luôn với  chú nghe hông?
-Dạ để cháu suy nghĩ rồi ngày mai cháu trả lời chú. Xin cám ơn sự quan tâm của chú.
Ngày hôm sau, anh ta gặp ông Tư Đàn và nói:
-Kính thưa chú  Tư,  chú đã có lòng thương cháu thì cháu xin theo  chú để làm ăn sinh sống. Cha mẹ cháu ở xa, trăm sự nhờ  chú cưu mang, lo liệu cho cuộc sống của cháu.
Ông Tư nghe vậy cũng hài lòng rồi nói lại:
-Cháu yên tâm, chú coi cháu như con cháu ruột rà của chú, nếu cháu thực sự muốn trở thành người làm ăn phát đạt thì phải chịu khó, siêng năng, tận tuỵ với công việc của mình làm. Có gì khó khăn thì nói với chú, chú sẽ bày vẽ cho cháu nhiều điều cần thiết trong nghề nghiệp.
Nghe  chú Tư khuyên như thế, Hán rất mừng và anh nở nụ cười hiền hậu rồi nói một cách từ tốn:
-Cháu hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên bảo của chú. Cháu hứa với chú rằng cháu sẽ không bao giờ làm mất lòng tin của chú. Cháu cảm thấy là cháu đã gặp may được chú đem lòng thương cháu và lo cho cháu nhiều chuyện. Cháu tin tưởng chú là người tử tế, tốt bụng với mọi người.
                                           ***  

Trước lúc lên tàu làm việc cho ông Tư Đàn, Hán đến gặp bạn bè bến cảng ăn cái bánh, uống chén trà, chén rượu cùng nhau rồi chia tay lên đường. Mọi người nhìn theo lưu luyến với anh và mừng cho anh có ông chủ tốt đã dụ dỗ anh đi làm lưu động trên tàu, sống cảnh nay đây mai đó thật là thú vị, nhưng cũng đầy gian nan, nguy hiểm…
Sau một tuần đi theo tàu làm việc cho ông Tư, Hán đã làm quen được với mọi người trên tàu. Trên tàu có tất cả 15 người. Ông Tư là chủ tàu, cô Ba Điền là thư ký kế toán, 2 người thợ máy và đốt lò, còn lại là công nhân làm mọi dịch vụ cho tàu đi buôn bán các nơi. Hầu hết số người làm việc trên tàu là trung niên, chỉ có cô Ba và anh Hán là thanh niên.
Con tàu NS-5.1942 vẫn xuôi ngược đó đây trên sông nước miền Đông Nam bộ và làm ăn thuận lợi. Tàu buôn bán của ông Tư toàn chở các hàng hoá như thóc gạo, đậu mè, ngô, lạc, cá khô, cà phê, tiêu ớt v.v… 
Một hôm gặp chuyện không hay khi tàu về xuôi trong chuyến đi xa sang miền đất lạ. Trời vừa tối, mọi người trên tàu mới ăn cơm xong. Con tàu vẫn lướt nhẹ trên sông, ánh đèn của tàu chiếu sáng dài ra phía trước mặt sông đang thấy rõ những khóm bèo, khúc gỗ trôi lênh đênh trên dòng nước chảy về xuôi. Bỗng thấy bên mạn tàu vụt lên một chùm móc neo bám chặt vào sườn tàu rồi lập tức có 2 gã đàn ông phủ vải đen che mặt nhảy đến dí giáo mác vào mọi người và ra lệnh:
-Hãy ngồi yên tại chỗ, không được cử động.
Mọi người ngôi yên và run sợ trước mũi dao, lưỡi mác của bọn cướp. Một tên cất tiếng ra lệnh:
-Nghe đây! từng người một tới đây nộp hết tài sản cá nhân vào cái bao này. Nếu ai không chịu nộp, sẽ bị giết ngay. Ông chủ tàu phải ra nộp két tiền bạc trước, tiếp đến là các cô nộp tiền, nhẫn và dây chuyền rồi đến các vị khác lên nộp sau. Lẹ lên! Không được chần chừ!
Mọi người sợ hãi làm theo lệnh của bọn cướp. Lúc đó anh chàng trai trẻ khoẻ mạnh Nguyễn Hán cũng không ngờ có chuyện lạ lùng này. Anh cứ ngồi yên bên cạnh lò đốt buồng máy của con tàu. Anh nghĩ bụng rằng: “mình hai tay trắng chẳng có đồng xu nào trong túi cả, có một ít tiền dành dụm được thì đã gửi cho ông Tư cất hộ rồi”. Anh ta tự hỏi rằng: “Tại sao cái bọn chấn lột, cướp của này có hình vóc nhỏ bé và thao tác tỏ ra không phải là những kẻ bụi đời ngang tàng có oai phong võ nghệ cao cường gì cả mà dám làm càn?”.
Hán bực mình trước cảnh ngộ bị bọn cướp uy hiếp chấn lột tiền của ngay trên tàu mình, mà chúng nó chỉ có 2 đứa thôi, tại sao mình đông người mà phải chịu thua? Hán nghĩ như thế rồi lập tức chộp lấy một thanh sắt xà beng dựng bên cạnh lò và nhanh như mũi tên Hán lao tới phang ngay vào hai tên cướp làm cho cả hai tên gãy tay bị thương rồi hốt hoảng nhảy xuống sông để có thằng đồng bọn canh thuyền của chúng đến cứu rồi chạy thoát. Lúc đó tất cả mọi người ào ào lên lấy chén bát và những hòn than trên tàu ném vun vút xuống hai tên cướp đang bơi ngắc ngoải trên sông.
Thế là bọn cướp chẳng lấy gì được tiền bạc, tài sản mọi người mà lại bị thương suýt bị mất mạng nữa.
Sau vụ này, mọi người rất khâm phục tinh thần dũng cảm của Hán. Còn ông Tư thì quá đỗi vui mừng sung sướng ca ngợi chàng trai Quảng bình hết lời. Nào là anh ta bình tĩnh; nào là Hán nhà ta gan dạ phi thường; nào là anh chàng có sức lực vô biên! v.v… Ông Tư vừa nói vừa kéo tay anh chàng Hán lại sát người ông rồi lên giọng:
“Bà con mình ơi! Coi tôi mời thằng cha này về làm cho tàu mình có ngon không? hắn làm trai thật đáng nên trai! Có phải không bà con?”.
Mọi người cười vang vui vẻ nói:
“Thằng Hán quá xứng đáng với trai làng tàu lắm!”. Có người lại nói to lên: “Hoan hô anh hùng Lương Sơn Bạc! Hoan hô anh hùng sông nước Cửu Long”.
Nghe mọi người ca ngợi mình, Hán vui sướng nở nụ cười hiền hậu tự tin rồi từ tốn nói với mọi người:
“Hán xin cám ơn chú Tư và bà con đã khen ngợi Hán. Hán sẽ cố gắng làm thêm nhiều việc tốt để khỏi phụ lòng thương yêu của mọi người”.

Hôm ấy, trên tàu cùng nhau liên hoan ăn mừng chiến thắng, đánh bại bọn cướp. Mọi người tưng bừng chúc nhau chén rượu, ly chè và cười nói, hát ca thật rôm rả. Cô Ba Điền thỉnh thoảng lại nhìn anh Hán với tấm lòng quý mến, khâm phục và yêu thương.
Sau hơn nửa năm làm việc trên tàu ông Tư, Hán cảm thấy mọi người ở đây sống với nhau rất thân tình như trong một đại gia đình hoà thuận. Có lần trong đêm khuya, Hán nhớ nhà không ngủ được và ra bong tàu đứng nhìn trăng sao mà lòng thổn thức, nhớ nhung gia đình, cha mẹ, anh em. Hán ước gì lúc này có cánh để bay về thăm lại quê hương xứ sở.
Ông Tư biết Hán đang nhớ nhà, ông cũng thức dậy ra đứng bên Hán rồi nói:
-Chắc con nhớ nhà chẳng ngủ được phải không? Ta biết tâm trạng con lúc này rồi. Hồi ta còn trẻ như con, ta cũng thế, cứ đi đâu vài tháng là nhớ nhà thôi. Con cố gắng giải khuây rồi khi nào có dịp, ta sẽ cho về thăm lại gia đình quê hương cho thoả lòng nhung nhớ.
-Con cám ơn  chú đã lưu tâm đến con và hiểu cho tình cảm của con hiện nay.
-Có một điều ta muốn nói với con nhưng không biết có hợp với tình thế của con bây giờ không? Nhưng vì ta coi con như người nhà ruột thịt của ta. Ta rất tin con là một thằng con trai có đạo lý, nghĩa tình nên ta cứ nói. Có điều gì không thuận với con thì con cũng bỏ qua cho ta nghe.
-Dạ con xin nghe chú dạy bảo cho con. Lúc đang cách xa nhà thế này, con coi  chú như cha mẹ trong gia đình mà thôi. Chú cứ nói đi con xin nghe đây.
-Ta thấy mày nay cũng đến tuổi lấy vợ được rồi, ta thấy ở đây có con Ba Điền trông cũng dễ thương, mày có thể làm bạn với nó được đấy. Nó là con nuôi của ta. Tội nghiệp con bé, nó mồ côi cha mẹ sớm, hồi nó mới 12, 13 tuổi, bây giờ là 20 tuổi rồi mà ta thấy chưa có ai ta ưng ý để bàn chuyện chồng con cho nó. Ta thương nó lắm. Nó là một con bé có học thức, nó đã đậu Thành chung (cô điplôm rồi đó). Nó làm thư ký và kế toán cho tàu chú rất chu đáo, thành thạo, lại còn biết nữ công, gia chánh cũng khá. Do đó  chú nghĩ rằng chắc làm bạn với mày là thích hợp đó con à.
Nghe ông Tư nói vậy, Hán ngỡ ngàng và sợ hãi liền nói ngay:
-Sao thế được  chú Tư! Cháu làm sao mà xứng với cô Ba được. Cô ấy đẹp người, đẹp nết lại có học thức cao hơn cháu nhiều. Không hợp lý đâu chú ạ. Xin  chú đừng nêu ra mà mọi người cười cháu đấy.  Chú thương cháu thì chú muốn thế thôi, nhưng không được đâu chú…
-Có gì mà không được? dân gian đã có câu: “trai tài, gái sắc” gặp nhau là xứng đôi. Cháu là một chàng trai dũng cảm, có tài. Thế là được rồi, để ta thử  thăm dò ý kiến với con gái nuôi của ta xem sao nghe, rồi sẽ định liệu sau.
-Không được đâu  chú ạ. Cháu sợ cô ta cười cho một mẻ thì mặt mũi đâu mà nhìn nhau nữa!
-Mày cứ yên tâm! ta nói có cái tình nghĩa thực tế đậm đà của tao. Miễn là cuối cùng hai đứa xe duyên, gắn phận thành vợ chồng với nhau là hay rồi, ha ha ha…
Sau khi nghe ông Tư tâm tình như vậy, anh Hán cảm thấy lòng mình bừng lên một niềm vui chưa từng có trong đời. Anh cảm thấy vừa lo lo, vừa mừng mừng, không biết câu chuyện tình này sẽ ra sao? Có đi đến nơi, đến chốn gì không? Thôi chuyện gì đến, nó sẽ đến…

Cách mấy hôm sau, ông  Tư lại gọi riêng cô Ba ra nói về chuyện tính liệu  lứa đôi và có ý xe duyên với anh Hán. Cô Ba nghe xong cũng ngỡ ngàng và cảm động vì biết mình đã lớn đến tuổi 20 rồi nên tía lo tính chuyện chồng con. Cô Ba im lặng, nét mặt buồn và đôi mắt ứa lệ. Cô nhớ đến gia đình ba má mình nay không còn nữa để lo cho mình chuyện trăm năm. Bây giờ chỉ có tía Tư lo cho việc ấy mà thôi. Thôi thì như thế thì thôi. Duyên số tại trời, tía Tư nói sao nghe vậy.
Thấy con gái nuôi của mình không được vui, ông Tư cũng không hiểu hết tình cảm lúc này của cô ấy. Ông Tư thận trọng và thân tình nói với cô Ba:
-Tía biết con chưa bằng lòng với ý kiến của tía, nhưng tía thấy thằng Hán cũng được, nó có thể trở thành người chồng tốt của con. Tía chỉ lo con không ưa nó vì nó học ít hơn con, gia đình nó lại ở xa, không biết cha mẹ anh em nó ra sao… Tía thương con lắm Ba à! Con là đứa con gái đã mồ côi cha mẹ, không có anh chị em đã buồn rồi. Bây giờ nếu thành thân với cậu Hán cũng không có gia đình đây nữa thì cũng thật là buồn. Tía hiểu lắm con à. Nhưng thời thế sẽ thay đổi chứ đâu cứ để cho các con chịu thiệt thòi mãi được. Nếu các con biết yêu thương nhau, biết vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng hạnh phúc   lâu dài thì ông trời cũng không phụ bạc đâu mà!
Khi nghe ông Tư động viên, khuyên nhủ con gái như thế, cô Ba cảm xúc nghiêng đầu vào vai ông Tư một cách trìu mến, thuận lòng rồi khẽ nói với ông  Tư:
-Tía đã hiểu cho con như vậy là con hạnh phúc lắm rồi. Bây giờ tía nói sao con nghe vậy, con tin theo lời tía hoàn toàn. Nhưng tía ơi! Tía đã hỏi cậu Hán chưa? cậu ta ít tuổi hơn con liệu cậu có chịu không tía?
-Cha mày! tuổi thì quan trọng gì! Dân gian ta có câu: “Gái hơn hai, trai hơn một”, mà mày hơn nó 2 tuổi là đẹp rồi. Tao có nói với nó rồi. Nó nói rằng nó không xứng với cô Ba, đừng để cô Ba ghét nó; nó nói là nó ít chữ, còn cô Ba thì học cao, lại biết tiếng Tây nữa, làm sao mà cô Ba ưng con được! Nó cứ xin tao đừng nêu chuyên đó ra mà nó xấu hổ. Tao đã nói với nó là “trai tài gái sắc” đời có nhiều cặp như thế, con lo gì! cứ yêu đi con à. Ông trời sẽ phù hộ cho hai con. Thế là nó lặng thinh nghe như thế cũng phải. Nó mà được người vợ như con đây là quá may mắn rồi. Còn con có một thằng chồng như nó thì cũng yên tâm trụ cột gia đình.
Nghe ông Tư nói như thế, cô Ba cũng im lặng coi như chấp nhận mối tình này do cái duyên trời đất đưa đến.
Sau khi bàn bạc yên ổn cả đôi bên, ông  Tư vui lên hớn hở. Rồi một hôm, ông đưa hai đứa Hán và Ba đến để ông nói chuyện về tình cảm của ông đối với hai đứa và ông muốn hai đứa trở thành vợ chồng gắn bó với nhau, hạnh phúc bền lâu là ông mừng. Hai đứa nghe xong mà thương cho sự quan tâm của ông  Tư đối với tương lai của đôi con trẻ. Và thế hai người đã thuận tình thành đôi với nhau. Ông Tư chuẩn bị chọn ngày lành, tháng tốt để làm buổi lễ thành thân cho hai đứa Hán – Ba.
Buổi lễ thành thân cho hai con ông Tư được tổ chức đơn giản trên tàu vào ngày 12 tháng 4 năm Ất Dậu (1945) với sự chứng giám của bà con làm việc cho ông Tư trên tàu và một ít bà con thân thuộc của ông Tư và cô Ba ở Sài Gòn đến dự.
Thế là đôi trai gái Hán Ba đã thành vợ thành chồng. Ông Tư tặng cho hai đứa một số tiền để làm của riêng và giao cho một gian phòng trên tàu cho đôi vợ chồng son mới cưới.
                                                ***   
Mùa thu năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, rồi đến 2 tháng 9,   bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tin tức truyền đi khắp đất nước. Niềm vui của dân tộc Việt Nam lại dâng trào lên như sóng dậy khắp sông nước biển hồ. Ông Tư và mọi người trên tàu đều vui mừng sung sướng thấy nước nhà được độc lập. Ngoài niềm vui chung như mọi người, Hán tự suy nghĩ mình có niềm vui riêng là gia đình Hán ở quê chắc từ nay hết đói khổ.
Hán trằn trọc suốt đêm không ngủ được. Anh tự thấy mình có lỗi với cha mẹ, bà con, họ hàng vì đã lấy vợ rồi mà gia đình anh không hề biết gì cả. Tình hình xa xôi cách trở biết bao dặm đường dài, làm sao mà tin cho cha mẹ anh chị em được, mà báo tin thời đó cũng khó khăn nên phải lặng yên đành chịu vậy. Anh ta cứ áy náy, sốt ruột muốn về quê một chuyến để thăm gia đình, bà con xóm làng và chính thức báo tin vui cho gia đình biết anh đã lấy vợ, lấy được một cô gái có học và giỏi giang về việc công cả việc tư.
Hán đã suy nghĩ kỹ rồi bàn bạc với vợ và xin ông Tư đi về phép theo mục đích tình cảm của mình. Biết chồng đã quyết định về thăm quê, cô Ba cũng rất tán thành và cũng muốn cùng về với chồng để ra mắt với cha mẹ và bà con họ hàng bên chồng, nhưng nếu đi cả hai người trên đường xa thì rất khó khăn về tài chính. Do đó, ông Tư bàn nên dồn tiền đầy đủ để Hán đi đường về thăm gia đình trước, sau này hai vợ chồng thu xếp sẽ về thăm sau cũng được.
 Sang năm 1946, anh Hán mới có đủ điều kiện để về thăm quê. Ông Tư cũng biếu cho anh một khoản tiền để tiêu pha đi đường và mua quà cáp cho gia đình. Cô Ba cũng chuẩn bị hành trang đầy đủ áo quần, thức ăn thứ uống cho chồng lên đường rất chu đáo. Anh Hán đến bắt tay từ giã ông Tư và bà con trên tàu rồi đến nắm chặt hai tay vợ nói lời tạm biệt trong đôi mắt rơm rớm nước mắt. Cô Ba gục đầu vào vai chồng khóc thút thít rồi nói nhỏ:
-Anh cho em gửi lời thăm cha mẹ, anh chị em và tất cả bà con thân thuộc. Lần này em chưa về được em rất tiếc. Anh đi đường cẩn thận, cố giữ gìn sức khoẻ anh nhé. Khi ra đến nơi, tình hình thế nào nhớ gửi thư vào cho em biết. Em mong thư anh và mong anh về với em, với chú Tư và bà con trong này đó.

Thế là anh Hán lên đường đi về thăm quê  miền Bố, Trạch, tỉnh Quảng Bình. Quãng đường dài hơn một ngàn cây số mà hồi ấy anh phải đi mất cả tháng trời mới đến nơi vì có nhiều đoạn anh phải đi bộ. Khi anh về đến đầu làng thì mọi người gặp anh đã reo lên mừng rỡ, tay bắt, mặt mừng. Ai cũng hỏi chuyện làm ăn có khấm khá không? Anh nói qua loa rồi nhanh chân đi về nhà gặp cha mẹ. Về đến cổng nhà thì thấy bọn trẻ con đã chạy gấp tốc về trước báo cho gia đình anh biết anh Hán đã về đầu cầu gặp mọi người và đang đứng nói chuyện. Cha mẹ anh thấy con trai về người to lớn khoẻ mạnh rất vui mừng và chạy ra sân ôm choàng anh rồi dẫn vào nhà chuyện trò râm ran, rôm rả.
Những ngày ở nhà cũng cha mẹ, anh chị em, Hán tích cực lao động giúp cha mẹ và chuyện trò về việc làm ăn sinh sống ở Nam bộ cho mọi người nghe. Cha mẹ anh có lần hỏi anh:
-Thế con định bao giờ lấy vợ? Nếu lấy vợ thì cũng về làng mà lấy để có con dâu đỡ đần công việc nhà cho cha mẹ. Con chỉ vô làm ăn trong đó một vài năm lo tích góp tiền về quê mà lập gia đình rồi làm nghề sinh sống để gần gũi cha mẹ anh chị em cho đầm ấm thân thiết với nhau. Khi đói no, đau ốm có nhau, dù có vất vả, gian nan nhưng vẫn hơn ở nơi đất khách, quê người tình cảm xa lạ khó đùm bọc cho nhau khi trái gió, trở trời, khi nguy nan, nguy hại…
-Con đã lấy vợ ở trong Nam rồi cha mẹ ạ. Nhưng chưa có đủ điều kiện để đưa cô ấy ra thăm gia đình và bà con họ hàng được. –Hán nói một cách vui vẻ với cha mẹ như thế.
Nghe Hán nói như vậy mọi người trong nhà đều ồ lên nói ngay:
-Thôi đi anh, đừng có giả vờ nói có vợ! Ai mà tin được lời anh? Mới vào làm ăn gần 2 năm lấy đâu ra tiền cưới vợ và hơn nữa cưới vợ thì cha mẹ phải biết, gia đình phải biết chứ có đâu tự mình giải quyết lặng im như thế? Nếu lời mi nói là sự thật thì mi hãy rời khỏi đây ngay, đừng coi gia đình, bà con, quê hương gì nữa. Mi đi đâu thì đi! coi như gia đình này không còn thằng Hán nữa.
-Con nói đùa vui thế thôi cha mẹ ạ. –Hán nói một cách đối phó như thế  trong tình huống gay go trước ý kiến của gia đình như vậy.

Thế là từ đó Hán không giám nói gì đến chuyện có người vợ là cô Nguyễn Thị Ba người Nam bộ nữa.
Đêm đến, trước bàn thờ gia tiên, Hán thắp hương khấn vái thì thầm: “Cháu là Nguyễn Hán xin ông bà, cố vải tha tội cho cháu đã lấy vợ trong Nam mà chưa về cẩn cáo được với anh linh ông bà trên bàn thờ gia tiên. Kính mong ông bà, chú bác, những người đã khuất thông cảm cho hoàn cảnh của cháu mà rộng lòng bỏ qua cho mà đừng quở trách cháu mà tội nghiệp. Nguyễn Hán xin kính cẩn đội ơn trên”.
Đến gần cuối năm 1946, thực dân Pháp lại gây hấn đánh Nam bộ. Dân ta lại đứng lên đồng lòng chống giặc Pháp (ngày 23-11-1946 Nam Bộ kháng chiến).
Đường quốc lộ từ Nam ra Bắc lúc bấy giờ đều bị ta đào phá để ngăn chặn tốc độ quân xâm lược tiến quân ra Bắc. Nên việc giao thông đi lại giữa các miền rất khó khăn. Do đó anh Hán khó có thể trở về lại Nam bộ với vợ và ông Tư được nữa.  Anh về thị xã Đồng Hới để gửi điện tín vô Nam mà bưu điện cho biết thời buổi đang giặc giã bưu điện chưa đánh dây thép được. Thế là anh ta rất buồn vì không liên lạc gì được với vợ và các đồng nghiệp của anh trong tàu ông Tư cả.
Sau một thời gian, bọn Pháp đánh mạnh ra khắp nơi trên đất nước ta,. Ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch kêu gọi đồng bào toàn quốc kháng chiến chống giặc Pháp. Một vài năm sau thì anh Hán cũng lên đường nhập ngũ đi bộ đội  đánh giặc Pháp. Và trong thời gian chiến tranh anh đã lăn lộn với gió mưa khắp các chiến trường Trị Thiên đầy mưa bom, lửa đạn. Suốt 7, 8 năm trời anh chẳng liên lạc được tin tức gì của cô Ba trong Nam bộ cả. Chiến tranh đã chia lìa tình cảm cha mẹ, vợ chồng, đã làm tan tác cõi lòng của bao người chờ đợi…

Ngày 7-5-1954, tin chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng bay khắp đất nước. Niềm vui của dân tộc lên cao. Sau đó Hội nghị Geneve kết thúc. Đến tháng 7 thì Hoà bình được lập lại ở Đông Dương. Nước Việt Nam chia thành hai miền Nam Bắc lấy con sông Hiền Lương làm ranh giới (mốc vĩ tuyến 17). Tất cả các đơn vị quân đội ta phải tập kết ra miền Bắc. Sư đoàn 325 của anh Hán ra đóng ở Quảng Bình.
Vào một ngày thứ bảy cuối mùa xuân năm 1956, có một phụ nữ ăn mặc quân phục sĩ quan cấp tá, đeo súng ngắn và tự lại xe con Com-măng-ca một mình đi về Đồng Hới. Cô sĩ quan này đến tỉnh đội Quảng Bình hỏi thăm nơi đóng quân của Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325. Sau khi xem xong giấy tờ và biết mục đích yêu cầu đến Trung đoàn 101của nữ sĩ quan, tỉnh đội cấp giới thiệu và chỉ dẫn địa điểm đóng quân ở vùng Vĩnh Tuy, Lệ Kỳ (nay thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đến gặp Ban chỉ huy Trung đoàn 101 trên vùng đồi của làng Vĩnh Tuy. Dọc đường đi, thỉnh thoảng nữ sĩ quan thấy mấy anh bộ đội đi bộ về Đồng Hới, chị dừng xe hỏi:
-Các anh bộ đội ơi! Cho tôi hỏi nhờ chỗ Ban chỉ huy Trung đoàn 101 ở chỗ nào gần đây không? 
-Cũng gần đây thôi chị ạ, chị đi thẳng lên dọc đường này khoảng vài cây nữa rồi hỏi là được. –Mấy chú bộ đội trả lời rồi hỏi tiếp cô sĩ quan lái xe: “Thế chị đi công tác hay tư tác vậy?”.
-Gì cũng được, miễn các chú chỉ đường cho là quý rồi. Xin cám ơn nhiều.
-Nếu đi công tác thì chạy thêm vài cây nữa rồi hỏi trụ sở của Ban chỉ Trung đoàn 101; nếu đi tư tác cần hỏi tên ai, đơn vị nào thì chúng tôi có thể chỉ chỗ cho chị đến.
-Thế các anh có biết anh Nguyễn Hán người quê ở Quảng Bình không?
-À Hán đó chúng tôi biết rồi. Nhà vợ con anh ta ở ngày sát đường, tại cái xóm trước mặt kia kìa. Hôm nay thứ bảy chắc có lão Hán về nhà sinh hoạt văn nghệ với vợ đó.
-Cám ơn các anh.
Nghe mấy chú bộ đội trẻ nói ẩn ý đùa nghịch như thế, chị sĩ quan mỉm cười thầm rồi lái xe đến đó ngay. Chị dừng xe trước cổng rồi vào sân hỏi to:
-Xin cho hỏi đây có phải nhà anh Hán không?
-Đúng rồi, nhưng hôm nay anh Hán chưa thấy về. Chắc anh ấy còn bận việc chưa về được. Mời chị vào nhà đã. Chị từ đâu đến và sắp điều động anh Hán đi đâu phải không? - Người phụ nữ trong nhà có chút băn khoăn, lo lắng liền hỏi thế.
-Không đâu chị à. Nhân thể đi công tác qua đây tôi nghe nói anh Hán và gia đình ở đây nên ghé thăm thôi.
-Nếu thế chị chạy xe lên một đoạn nữa là đến chỉ huy sở họ sẽ điện cho anh ấy đến gặp chị.
-Cám ơn chị. Tôi đi đây một lát sẽ quay lại rồi lên sở chỉ huy.
Chị sĩ quan lái nhanh xe đi về lại Đồng Hới mua mấy thứ vải là ri -dô che giường ngủ và áo quần cho mẹ con chị Hán vì thấy mẹ con áo quần nhếch nhác, cũ kỹ, chị không đành lòng. Sau khi mua xong, chị đem gói quà đưa lên nhà chị vợ anh Hán và nói:
-Tôi xin gửi món quà nhỏ tặng chị và các cháu. Chị nhận đi đừng ngại. Tôi và anh Hán là chỗ bạn bè quân đội thân tình mà.
Chị Tâm vợ anh Hán cũng thật thà ít nói, chỉ cười và xin cám ơn.

Trời bắt đầu chuyển sang chiều, chị sĩ quan lái xe lên tìm trụ sở Ban chỉ huy Trung đoàn 101 đê xin gặp anh Hán. Khi xe đến nơi, người cảnh vệ giơ tay chào cô sĩ quan và hỏi han mấy lời thủ tục rồi dẫn khách vào phòng đợi. Người cảnh vệ vào báo cáo:
-Báo cáo thủ trưởng, có cô sĩ quan nói giọng miền Nam từ bộ Tổng tư lệnh về đây muốn gặp thủ trưởng để hỏi thăm về đồng chí Hán.
-Mời nữ đồng chí ấy vào, tôi ra ngay.
Người cảnh vệ ra báo cáo với nữ sĩ quan:
-Xin đồng chí chờ một chút, thủ trưởng Nguyễn Đăng Trâm –Phó chỉ huy Trung đoàn sẽ ra tiếp chuyện đồng chí.
-Cám ơn anh, tôi đợi.
Thủ trưởng Trâm ra phòng khách, cô sĩ quan đứng dậy đưa tay lên mũ két chào. Thủ trưởng Trâm chào lại rồi mời khách ngồi xuống ghế rồi hỏi:
-Đồng chí từ Hà Nội vào à? Đi đường có vất vả lắm không? Đồng chí về đây có yêu cầu gì thì chúng tôi sẽ giúp đỡ.  Trung đoàn trưởng Nguyễn Bình Sơn và Chính uỷ Trung đoàn Lê Văn Hiệp cũng  đi công tác vắng cả rồi. Tôi (TĐ phó và đồng chí Võ Phi Trắng ( tức  Vũ Thắng -Phó Chính uỷ TĐ) thay mặt thủ trưởng giải quyết mọi công việc -Thủ trưởng Trâm nói vui vẻ nhẹ nhàng như thế.
-Cám ơn anh. Tôi muốn gặp anh Hán ở đơn vị anh hôm nay có được không?
-Ở đơn vị chúng tôi có 3 anh tên Hán. Chị muốn gặp Hán nào? Hán Quảng Bình, Hán Thừa Thiên hay Hán Thanh Hoá?
-Tôi muốn gặp anh Nguyễn Hán người Quảng Bình.
-À thế thì dễ thôi, cậu ấy đang làm Trưởng ban Chiêu đãi sở của Trung đoàn cũng gần đây thôi. Nếu chị nói gặp Hán Thừa Thiên hay Hán Thanh Hoá thì hôm nay chị không đạt yêu cầu vì hai anh đó đang đi công tác vắng rồi. Chị gặp may đấy. Tôi liên lạc điện cho anh Hán lên bây giờ.
Trong lúc chờ đợi cô sĩ quan và ông Trâm đã chuyện trò thân mật và biết rõ mối quan hệ của anh Hán với cô sĩ quan này.
Gần nửa tiếng sau, anh Hán lên sở chỉ huy Trung đoàn. Anh vào phòng khách đứng nghiêm chào thủ trưởng Trâm và hỏi ngay:
-Báo cáo thủ trưởng cho gọi em lên có việc gì?
-Có việc quan trọng lắm. Bộ Tổng Tư lệnh muốn điều anh đi công tác xa. Đây là nữ đồng chí ở bộ TL về gặp đồng chí đấy. Anh có nhận ra ai đây không?
-Dạ không, em không quen ai là nữ sĩ quan ở bộ TL cả.
Một phút trôi qua, cô sĩ quan vừa thấy vui trong lòng vì quá lâu rồi mới được gặp lại người chồng thương yêu đầu tiên của mình, vừa buồn vi nỗi chạnh lòng khi người thương không nhớ gì về hình ảnh của người vợ nữa. Chiến tranh đã bào mòn hết trí nhớ hình ảnh và tình cảm của con người! Ôi thật xót xa, đau khổ! –cô sĩ quan nghĩ ngợi một lát rồi kêu lên giật giã:
-Ôi, anh Hán, anh không nhận ra em nữa thật há? Em là cô Ba trên tàu chú Tư Đàn đây mà, anh nhớ chưa?
Nói đến đây anh Hán ngẩn người ra ngỡ ngàng, bàng hoàng không ngờ được cuộc hội ngộ này sau 9 năm trời bặt vô âm tín với nhau. Cô sĩ quan liền nói ngay:
-Anh có tin là em còn sống không? Em đây anh. Cánh tay em có cái sẹo mà em đã nói với anh ngày xưa vì tiêm thuốc bị áp xe nên phải mổ và để lại cái sẹo này.
Cô sĩ quan vừa nói vừa vén tay áo lên đưa cho anh Hán xem. Lúc đó anh Hán không kìm được xúc động nước mặt ràn rụa và liền ôm choàng người vợ mà cứ tưởng như trong mơ… Thấy như vậy ông Trâm cũng cảm động và vui sướng thay cho sự tái ngộ này. Ông Trâm lại còn nói đùa:
-May mà có cái sẹo ở cánh tay để đưa ra nhận dạng ngay được chứ nếu sẹo ở chỗ kín thì cũng gay go đấy nhỉ? -Nói thế rồi ông cười khà khà vui vẻ.
Nghe ông Trâm đùa dí dỏm như thế, đôi vợ chồng cũ cũng cười theo, rồi Hán nói:
-Anh không ngờ em cũng đi bộ đội như anh và còn sống đến hôm nay mà đi tìm gặp được anh, em thật giỏi quá! Trời cho hai chúng ta đều còn sống sót trở về với người thân. Nhưng anh đã không xứng đáng với em nữa. Anh có lỗi mong em tha thứ.
-Chuyện đó nói sau, cũng do chiến tranh cả mà. Cả anh và em đều có lỗi cả.

Sau đó ông Trâm nói:
-Bây giờ gặp gỡ nhau rồi thì nên về nhà mà họp tay ba bàn chuyện riêng tư cho thoả đáng. Chiến tranh qua rồi có nhiều chuyện phức tạp riêng tư nếu thông cảm cho nhau đều dàn xếp ổn cả. Thôi, bây giờ cậu Hán về sửa soạn rồi đến đây lên xe đi cùng với cô Ba về nhà cho nhanh.
-Dạ vâng, xin chào thủ trưởng. Chào em.
Cô Ba ngồi lại phòng khách chuyện trò với ông Trâm và chờ anh Hán lên để cùng đi về nhà anh Hán. Nhưng chờ mãi hơn nữa tiếng chẳng thấy anh Hán đến. Cô Ba sốt ruột và ông Trâm cũng vậy. Ông Trâm liền gọi cảnh vệ vào nói với liên lạc điện xuống Chiêu đã sở gọi anh Hán lên ngay để đi. Anh liên lạc đến báo là anh Hán đã mang ba lô chạy về nhà rồi anh không lên đi xe với cô Ba đâu.
Biết tin báo như thế, cô Ba liền bắt tay chào thủ trưởng Trâm rồi lên xe phóng đi ngay. Ông Trâm mỉm cười nhìn theo bóng dáng nhanh nhẹn của nữ sĩ quan người miền Nam thật đáng mến phục.
Trên dọc đường về, cô Ba nhìn thấy anh Hán đang mang ba lô và đội mũ cối đang chạy lúp xúp trên đường. Cô ta liền dừng xe lại và nói ngay:
-Anh Hán! Lên xe đi chúng ta về cho nhanh. Sao anh lại chạy bộ về nhà để em chờ mãi?
-Em hiểu cho anh, anh muốn về nhà trước em để giải thích êm dịu vấn đề anh đã có vợ thật trong Nam.
-Thôi không sao cả, chuyện đã rồi, mọi điều sẽ yên ổn cả thôi.
Một lúc sau, xe cô Ba chạy đến thẳng vào sân nhà anh Hán làm anh ta rất ngạc nhiên vì sao cô ta lại biết được nhà anh? Không ngờ cô ấy đã đến trước đó rồi mới gặp anh ta sau. 
Khi về đến nhà, cô Ba nghĩ rằng chắc anh Hán sẽ lúng túng, vụng về để giới thiệu mình với vợ. Cô sẽ tìm cách giúp anh vượt qua điểm yếu này, dù sao cô cũng thấy lo lo. Nhưng không ngờ mọi việc trở nên đơn giản, nhẹ nhàng làm cô Ba cảm thấy thoải mái không lo gì chuyện gay cấn về máu ghen tức của đàn bà. Lúc cả nhà anh Hán và cô Ba ngồi lại trong nhà, chị Tâm pha nước mời khách. Anh Hán nói với vợ:
-Anh xin giới thiệu với em, đây là cô Ba Nam bộ. Hồi trước anh đã nói chuyện với em rồi đó, nhưng nội dung có khác đi một đôi điều. Chắc em hiểu hồi anh mới ở trong Nam ra, anh mới nói với cha mẹ anh là anh đã lấy vợ rồi. Nghe nói thế cha mẹ anh điên tiết lên cho rằng phớt lờ cha mẹ, không coi cha mẹ ra gì. Chuyện hệ trọng cả đời người mà chẳng có tin tức bàn bạc cho chu đáo. Họ hàng, bà con không ai hề biết gì cả. Do đó anh phải nói là anh nói đùa chứ chưa lấy vợ. Thế đó, chắc em biết tình thế là vậy nên anh phải dấu biệt đoạn sau cùng của vấn đề có vợ thật trong Nam cho đến ngày nay. Bây giờ thì anh đã nói thật vấn đề cho em nghe và có cả cô Ba nữa đó. Anh đã có lỗi với cô Ba và cả với em, hai người muốn trách anh bao nhiêu cũng được. Bây giờ chúng mình đã thành gia đình hạnh phúc và cô Ba cũng đã có gia đình riêng. Chuyện ngày xưa là những kỷ niệm đáng nhớ mà thôi.
Nghe Hán nói như vậy, cô Ba không nén được xúc động, cô mỉm cười ứa lệ. Cô Ba không ngờ anh Hán đã khéo léo làm êm dịu thực sự chuyện tình của đôi lứa ngày xưa cho đến nay trong tình thế khó xử mà vẫn trôi qua nhẹ nhàng. Cô Ba nhìn sang chị Tâm và hỏi:
-Thế chị Tâm nghĩ thế nào về vấn đề này? chị cứ nói thật ra đi cho thoải mái.
-Tôi thấy chẳng có gì suy nghĩ phức tạp cả. Thời thế đã tạo ra như thế thì thế thôi… Tôi chẳng trách ai, giận ai cả. Cứ sống thương chồng, nuôi con khôn lớn. Chồng đi bộ đội biền biệt ít khi về nhà, mình cũng đành lòng chịu thiệt thòi như bao người vợ bộ đội khác vậy. Sau ngày đình chiến, chồng còn sống trở về là may mắn lắm rồi còn suy nghĩ gì nhiều cho nặng nề đầu óc.
-Chị nghĩ như thế cũng hay, chúng ta là những phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi trong mọi tình thế và thông cảm được cho chồng con được chừng nào thì càng quý chừng ấy phải không chị Tâm? -Cô Ba nói một cách chân thành cởi mở làm cho không khí cuộc toạ đàm tay ba trở nên bình yên, dễ chịu. Tiếp đó cô Ba nói thêm:
-Bây giờ anh Hán đã có gia đình riêng, tôi cũng có gia đình riêng rồi, giữa chúng ta không có gì nặng nề khó xử cả. Sau khi nghe tin anh Hán vẫn còn sống và có vợ con ở quê nhà, tôi định không tìm anh để nhắc lại chuyện cũ làm gì nữa cho thêm đau lòng lẫn nhau, nhưng không thể được, vì có một điều liên quan đến anh Hán lâu dài mà tôi không thể không nói cho anh chị biết được. Đó là chuyện khi anh Hán về thăm quê vài tháng thì tôi mới biết đã có thai với anh ấy và đợi anh vào sẽ nói cho anh mừng, nhưng rồi không ngờ chiến tranh nổ ra, đôi bên cách biệt, không biết sống chết ra sao! Làm thế nào tin cho nhau biết được! Lúc đó tôi cô đơn và buồn nhớ vô cùng, cũng nhờ thím Tư giúp đỡ và gần gũi động viên nên mẹ con tôi đã vượt qua tất cả. Sau đó tôi gửi cháu lại cho thím Tư rồi vào bộ đội. Cấp trên điều động tôi đi làm nhiều việc. Ngày hoà bình, tôi ra Bắc, sau đó bộ Tư lệnh điều tôi vào lại miền Nam hoạt động v.v… Còn đứa con gái của tôi và anh Hán tên là Nguyễn thị Xuân Hoa hiện nay được nhà nước đang cho đi học ở Trung Quốc. Tôi về đây tìm anh Hán là vì thế. Con Hoa nó cứ hỏi tôi hoài: “Tía con ở đâu mẹ, còn sống hay là mất rồi? Thế là con không biết mặt tía được nữa mẹ?”. Mặc dù tôi đã nhiều lần giải thích cho nó, nhưng nó vẫn không tin là nó có cha. Nghĩ thế mà trong lòng tôi cứ xốn xang nhức nhối. Nhiều đêm tôi không ngủ được, cứ nghĩ mà thương con gái ngây thơ lớn lên không có cha để dìu dắt, dạy bảo; má thì cứ đi hoạt động xa nhà hoài. Tôi chẳng biết làm sao cho con hiểu được chuyện của người lớn thời quá khứ! Tôi cứ nói với con là hy vọng sẽ có một ngày nào đó con sẽ được gặp tía con. Nói suông để an ủi thế, đâu nó có tin! Thật là đau khổ cho tôi lắm!
Nghe cô Ba tâm sự như thế, cả anh Hán và cô Tâm đều xúc động không kìm được nước mắt. Anh Hán không cần phải giữ ý tứ e ngại gì cả, anh liền ôm choàng mái đầu cô Ba ép sang vai anh rồi anh dỗ dành cô Ba như dỗ em gái của mình thời niên thiếu. Anh nói:
-Thôi em đừng buồn nữa, đừng suy nghĩ nhiều! Biết được chúng mình còn sống và có một đứa con gái kỷ niệm một thời trai trẻ anh cũng vui sướng lắm. Anh nhất định sẽ tìm con, thăm con để cho nó yên tâm là nó có tía còn sống, cho nó biết tía nó là một người cha đàng hoàng, là một người lính của cụ Hồ. Em biên thư nói cho con biết sớm để con nó vui mừng. Bao giờ con về nước, em tin cho anh biết địa chỉ để ra thăm con nhé. Ôi, anh vui mừng quá! Cám ơn em về đây đã mang đến tin vui cho cả gia đình anh.
Thấy cảnh tượng như thế, chị Tâm liền đi xuống nhà dưới bưng nồi chè đậu đỏ lên cho cả nhà ăn cho vui trong đêm gia đình được hội ngộ bất ngờ.
Cả nhà ăn chè xong thì trời đã về đêm, ngọn gió nhẹ lướt từ dòng sông Nhật lệ qua làm lung lay những tàu cau, ngọn chuối và mơn man trên mái tóc, tà áo của mấy người làm mát rượi tận làn da, xương thịt. Lúc đó cô Ba nói lời tạm biệt ra đi:
-Thôi em xin tạm biệt gia đình anh chị. Ngày mai em phải ra Hà Nội nhận quyết định lên đường về Nam công tác. Gặp được anh Hán để báo tin cho anh ấy biết có con gái là tôi mãn nguyện rồi. Bây giờ em về nhà khách của tỉnh đội Quảng Bình ngủ lại. Sáng mai Ba sẽ xuất phát sớm. Anh chị cứ vào ngủ với các cháu. Chúc anh chị sức khoẻ và mọi việc thuận lợi.
Anh Hán và chị Tâm đều mời chị nghỉ lại nhà, không muốn cho chị đi trong đêm như thế. Anh Hán nói với cô Ba:
-Em cứ nghỉ qua đêm lại đây, sáng sớm mai anh tiễn em lên đường. Em đừng đi ngay như thế mà anh buồn, anh không đành để em lặng lẽ lái xe đi một mình trong đêm như vậy. Thời gian chúng ta gặp gỡ nhau ít quá, em cố gắng ở lại với gia đình anh hôm nay nữa cho anh yên lòng.
Nghe anh Hán năn nỉ như thế, cô Ba đành phải chiều theo ý chồng và ngủ lại qua đêm.
Một đêm trôi qua, cả ba người nằm trong ngôi nhà tranh mát mẻ, thanh vắng, yên tĩnh nhưng nào có ai ngủ được ngon giấc đâu! Mỗi người đều ưu tư   suy nghĩ về cuộc đời với những niềm vui và nỗi buồn lẫn lộn…
Sáng hôm sau, cả ba người đều thức dậy rất sớm. Chị Tâm chuẩn bị ăn sáng cho cả nhà bằng nồi cháo gà nóng hổi, thơm phức và còn gói mấy thứ cây nhà lá vườn (chuối, mít, đu đủ chín) làm quà đưa cho cô Ba. Anh Hán cùng lên xe tiễn cô Ba về Đồng Hới để ra Hà Nội. Chị Tâm giơ tay chào cô Ba lên đường.
                                              ***   

Sang năm 1958, nghe tin anh Hán chuyển ngành sang công tác tại Nông trường Lệ Ninh, Quảng Bình, cô Ba có gửi thư thăm gia đình anh Hán và gửi tặng cho anh một cái đài bán dẫn để nghe tin tức hàng ngày. Trong bức thư của cô Ba có đoạn viết:
“… Công việc của em bây giờ ngày nào cũng căng thẳng, phải đối phó với bao tình huống dồn dập xẩy ra. Nhiều lúc ăn không ngon, ngủ không yên. Bọn giặc Mỹ và các chư hầu của chúng ngày càng dã man, tàn bạo. Chúng đã gây bao tội ác cho dân mình. Không biết bao giờ đất nước ta mới được hoà bình thống nhất để dân ta hết đau thương tang tóc; để cho bao nhiêu gia đình bị chia ly được đoàn tụ? Không biết em có còn sống đến ngày ấy để gặp con và anh nữa không?
Anh Hán ơi! Em đã nhận được tin con từ Trung Quốc đã về nước tại trường học sinh miền Nam số 6 Hải Phòng rồi. Anh cố thu xếp ra thăm con cho nó mừng. Anh nhớ tên con là Nguyễn thị Xuân Hoa anh nhé.  Đừng để nó lặn lội về tìm anh là tía nó ở miền Tây tỉnh Quảng Bình xa xôi khó khăn đi lại mà tội con. Khi nào hai cha con gặp nhau, anh nhớ chụp chung với con một bức ảnh để nó gửi vào cho em. Mỗi lần nhớ anh và con thì em có ảnh đưa ra nhìn cho khuây khoả.
Thôi em xin dừng bút. Chúc anh và gia đình mọi sự tốt lành, hạnh phúc. Thương nhớ con và anh lắm.
Em Nguyễn Thị Ba”.
                                       Miền Tây Nam bộ tháng 6 năm 1958.

Sau khi nhận được thư của cô Ba, anh Hán thu xếp ba lô lên đường ra Bắc thăm con gái đầu mà anh chưa hề biết mặt. Anh ta đi mấy ngày đường thì đến thành phố Hải Phòng. Vào một buổi sáng Chủ nhật mùa hè, thành phố thành phố rực màu hoa phượng đỏ. Những con đường tấp nập xe cộ ngược xuôi. Từng tốp học sinh miền Nam đang dạo chơi trên đường phố. Anh Hán cất giọng nói Quảng Bình hỏi mấy cô nữ sinh:
-Các cô ơi, cho tôi hỏi ký túc xá nữ sinh miền Nam ở Hải Phòng chỗ nào các cô chỉ giúp cho tôi với?
-Chú cứ đi đến đường Trần Phú (bên bờ sông Lấp) thì sẽ tìm thấy bảng đề trường học sinh miền Nam số 6.
-Cám ơn các cô nhé.
Anh Hán tìm đến nơi và hỏi thăm bác thường trực nhà trường để hỏi phòng ở của cháu Hoa trong dãy ký túc xá của học sinh tại trong khuôn viên nhà trường. Lúc tới trước dãy nhà, anh Hán nhìn thấy một nữ sinh đang đứng gần cửa sổ phòng ở, anh hỏi:
-Cô ơi, cho tôi hỏi có cô Nguyễn thị Xuân Hoa ở phòng nào đây ạ?
-Kia kìa cô gái mang kính cận đang ngồi đọc sách đấy chú.
-Cám ơn cô.
Anh Hán nói xong liền đến ngay trước mặt cô gái đang đọc sách và lên tiếng hỏi ngay:
-Con là là Nguyễn thị Xuân Hoa phải không?
-Dạ vâng, đúng rồi. Thế có phải chú là Nguyễn Hán –tía của con đó không?
-Đúng một trăm phần trăm rồi con ạ.
-Ôi tía của con đây rồi! từ lâu nay con chỉ nghe má con nói mà chưa hề thấy mặt tía. Con cứ tưởng con không có cha. Bây giờ thì con có thật rồi! ôi sung sướng quá tía ơi!... –cô con gái vừa nói, vừa ôm choàng lấy cổ cha, hôn lên má cha liên tục.
Anh Hán quá xúc động, sung sướng ôm con gái vào lòng rưng rưng nước mắt, cứ vuốt đi vuốt lại mái tóc con rất âu yếm. Các nữ sinh bạn bè của Hoa trong ký túc xá cũng rất ngỡ ngàng chạy đến cùng vui mừng thay cho Hoa gặp được cha mình lần đầu tiên.
Anh Hán vui mừng được gặp con rồi ở lại chơi với con mấy hôm. Hai cha con quấn quýt bên nhau, chụp ảnh chung với nhau, đi xem phim, xem ca hát, đi ăn chè, ăn phở với nhau v.v… thật là thân tình, đầm ấm!
Trong thời gian này, hai cha con đã tâm sự với nhau được nhiều chuyện buồn vui, sướng khổ của cuộc đời. Anh Hán thì luôn luôn động viên con gái cố gắng học tập cho tốt, còn con gái thì khuyên cha luôn nhớ giữ gìn sức khoẻ và công tác tốt và dặn cha: “Thỉnh thoảng tía nhớ biên thư cho má con nhé”.
Thời gian xin đi phép thăm con của anh Hán đã hết. Anh phải tạm biệt con gái để về Nông trường Lệ Ninh Quảng Bình- nơi anh đang sinh sống và công tác. Cha con chia tay nhau bịn rịn dưới sân ga tàu hoả Hải Phòng đi Hà Nội. Hoa vẫy tay chào tía mà đôi mắt nhoà lệ, còn anh Hán cố mỉm cười cho con gái được vui và đưa tay vẫy vẫy khi đoàn tàu đang từ từ chuyển bánh rồi bóng dáng con gái xa dần…
Sau ngày hoà bình thống nhất đất nước, cô Ba đem con gái về thăm bà con họ hàng ở quê nội. Chuyện tình nghĩa vợ chồng cách trở vì chiến tranh của anh Hán với cô Ba dần dần mọi người ở làng đã biết và đem lòng quý mến, khâm phục tấm lòng của người phụ nữ Nam bộ luôn luôn giữ được đạo lý, nghĩa tình với gia đình chồng con, và quê hương, đất nước.J
                                     ***00***  
                                            
      Ghi chú: Nội dung cốt chuyện có thật này do Đại tá Lê Ngọc Minh kể lại, Nguyễn Hồng Trân tìm hiểu thêm thực tế một số nhân nhân vật liên quan rồi biên tập thành chuyện. Các nhân vật trong chuyện đều là tên thật hoặc biệt danh, riêng hai nhân vật cô Ba Điền và chị Tâm (vợ anh Hán) là không phải tên thật vì lí do tế nhị cá nhân.
Có điều gì khiếm khuyết, xin quý vị thông cảm và bổ sung cho đầy đủ. Hồng Trân chân thành cảm ơn.
                                      Phước Vĩnh, Huế, ngày 25/8/2009