Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015


  CÁCH TÌM BỔN MẠNG TUỔI VỚI NGŨ HÀNH
           THEO QUY TẮC LỤC GIÁP NẠP ÂM
             (Do Nguyễn Hồng Trân -tạo lập quy tắc này 
để tìm đúng danh vị tuổi bổn mạng ứng với trong ngũ hành)
 1.Tý * 2.Tuất * 3.Thân  
 4.Ngọ * 5.Thìn * 6.Dần         
 Xem lòng bàn tay trái như môt hình ngũ giác được ký hiệu GÂ (là Giáp Ất từ góc bên phải phía trên) rồi vòng theo chiều kim đồng hồ lần lượt BĐ (Bính Đinh), MK(Mậu kỷ), CT(Canh Tân), NQ(Nhâm Quý).            
Quy tắc định vị ngũ hành bổn mạng theo quy luật đầu rẽ, giữa ra, cuối vào: theo chiều kim đồng hồ để xác định.1và 4 là đầu; 2 và 5 giữa; 3 và 6 cuối-Thực hiện theo hình ngũ giác nêu trên.
Chú ý: đầu(1,4) là rẽ quay thuận lui cạnh kế sau để xác định thuộc hành nào.
     Định danh loại tuổi
Ngũ hành
Biểu tượng danh vị
 Nghĩa Việt ngữ
Canh Tý   -  Tân Sửu
Thổ
Bích thượng Thổ =
Đất trên vách
Canh Ngọ -  Tân Mùi
Thổ
Lộ bàng Thổ =
Đất ven đường
Nhâm Tý  -  Quý Sửu
Mộc
Tang đố Mộc =
Gỗ cây dâu
Nhâm Ngọ - Quý Mùi
Mộc
Dương liễu Mộc =
Gỗ cây dương liễu
Giáp  Tý  -   Ất Sửu 
Kim
Hải trung Kim =
Vàng trong biển
Giáp Ngọ -   Ất Mùi
Kim
Sa trung Kim =
Vàng trong cát
Bính Tý   -    Đinh Sửu
Thủy
Giản hạ Thủy =
Nước dưới khe
Bính Ngọ -   Đinh Mùi
Thủy
Thiên hà Thủy =
Nước mưa
Mậu Tý   -    Kỷ Sửu
Hỏa
Tích lịch Hỏa =
Lửa sấm sét
Mậu Ngọ  -   Kỷ Mùi
Hỏa
Thiênthượng Hỏa=
Lửa trên trời




Canh Tuất   -  Tân Hợi
Kim
Thoa xuyến Kim=
Vàng trang sức
Canh  Thìn-  Tân  Tị
Kim
Bạch lạp Kim =
Vàng chân đèn sáp
Nhâm Tuất -  Quý Hợi
Thủy
Đại hải Thủy =
Nước Đại dương
Nhâm  Thìn- Quý Tị
Thủy
Trường lưu Thủy=
Nước sông dài
Giáp  Tuất-   Ất Hợi 
Hỏa
Sơn đầu Hỏa =
Lửa trên đỉnh núi
Giáp  Thìn-   Ất Tị
Hỏa
Phúc đăng Hỏa =
Lửa đèn lồng
Bính Tuất  - Đinh Hợi
Thổ
Ốc thượng Thổ =
Đất trên nền nhà
Bính Thìn -  Đinh Tị
Thổ
Sa trung Thổ =
Đất trong cát
Mậu Tuất   - Kỷ  Hợi
Mộc
Bình địa Mộc =
Gỗ đồng bằng
Mậu Thìn  -   Kỷ Tị
Mộc
Đại lâm Mộc =
Gỗ rừng lớn
     Định danh loại tuổi
Ngũ
hành
Biểu tượng danh vị
 Nghĩa Việt ngữ
Canh Thân  - Tân Dậu
Mộc
Thạch lựu Mộc =
Gỗ cây thạch lựu
Canh Dần  -  Tân Mão
Mộc
Tùng bá Mộc =
Gỗ cây tùng bách
Nhâm Thân - Quý Dậu
Kim
Kiếm phong Kim=
Vàng đầu kiếm
Nhâm Dần - Quý Mão
Kim
Kim bạch kim =
Vàngtrắng:Bạch K
Giáp  Thân-  Ất Dậu
Thủy
Tuyềntrung Thủy=
Nước trong suối
Giáp Dần -   Ất Mão
Thủy
Đại khê Thủy =
Nước khe lớn
Bính Thân - Đinh Dậu
Hỏa
Sơn hạ Hỏa =
Lửa dưới núi
Bính Dần -  Đinh Mão
Hỏa
Lô trung Hỏa =
Lửa trong lò
Mậu Thân -  Kỷ Dậu
Thổ
Đại trạch Thổ =
Đất đồng lớn
Mậu Dần  -   Kỷ Mão
Thổ
Thành đầu Thổ =
Đất trên thành
   
Phương pháp LỤC GIÁP NẠP ÂM theo Địa Chi này đã mở rộng có kết hợp Can và Chi giúp ta có thể xác định được các mốc thời gian của từng thập kỷ(10 năm) với các Can Chi một cách chính xác mà không bị sai sót, nhầm lẫn. Một quy tắc đơn giản (Đầu rẽ, giữa ra, cuối vào = tức rẽ cách một đỉnh trong khuôn hình ngũ giác nêu trên rồi nhập thuận vào cạnh tiếp nối với cạnh kề gốc Can; còn các Chi giữa ra, cuối vào ra đều theo chiều thuận các cạnh hình đó). Điều này giúp ta tính được Can Chi những năm cách nhau một thập kỷ được dễ dàng. Muốn vậy, ta phải hiểu rằng, vòng Thiên Can là 10 năm, còn vòng Địa Chi là 12 năm. Bội số chung của hai vòng này là 60 năm. Nghĩa là sau 6 thập kỷ thì trùng lại tuổi có Can Chi như nhau,nhưng số tuổi khác nhau. Một điều cần lưu ý thêm là trong 10 Thiên Can, cứ mỗi Can ứng với một số cuối của số biểu năm Dương lịch như sau: Canh-0, Tân-1, Nhâm-2, Quý-3, Giáp -4,Ất-5, Bính -6,Đinh-7,Mậu -8,Kỷ -9; Ví dụ: năm 1948 là năm thuộc Can Mậu. Muốn biết thuộc Chi nào thì phải chia biểu số năm Dương lịch số cho 12, còn số dư, ta đem trừ đi 3 rồi đối chiếu với dãy 12 Chi: 1-Tý, 2-Sửu, 3-Dần, 4-Mão, 5-Thìn, 6-Tị, 7-Ngọ, 8-Mùi, 9-Thân, 10-Dậu, 11-Tuất, 12-Hợi. Như ví dụ trên, ta chia 1948 cho 12, còn dư 4, trừ 3, còn lại 1. Thế là ứng với Chi Tý. Vậy năm 1948 là năm Mậu Tý. Nhưng phải lưu ý rằng, số biểu năm Dương lịch phần nhiều là đi trước năm Âm lịch 1-2 tháng. Vì vậy, những mốc sự kiện sau tháng 2 Dương lịch thì ta mới dùng số biểu để tính như nói trên.
Ngoài ra, ta có thể tính theo quy tắc Lục giáp với hình ngũ giác nêu trên thì cũng thuận tiện mà không phải làm phép chia.

Ví dụ: Ta thử dùng năm Can Mậu với lục giáp nói trên: TÝ-TUẤT-THÂN; NGỌ-THÌN-DẦN.
Ta biết rằng Can Mậu ứng với số cuối cùng của số biểu năm Dương lịch là 8. Chẳng hạn ta lấy năm Mậu Thân =1968 thì lần lượt đến năm 1978 là Mậu Ngọ; năm 1988 là Mậu Thìn; năm 1998 là Mậu Dần… Đó là phép tiệm cận tính tới sau. Ta có thể tính lùi lại phía trước thì cũng theo thứ tự lùi trong Lục giáp đó Cụ thể với năm 1958 là năm Mậu Tuất; năm 1948 là Mậu Tý; năm 1938 là năm Mậu Dần; năm 1928 là năm Mậu Thìn v.v…
Bằng cách như thế, ta có thể tính Can Chi của những năm khác cũng theo quy tắc ấy. Chẳng hạn tính năm có Can Canh(có số cuối của số biểu năm Dương lịch là số 0). Ta lấy năm Canh Tý: năm 1960 thì năm 1970 là năm Canh Tuất; năm 1980 là năm Canh Thân; năm 1990 là năm Canh Ngọ; năm 2000 là năm Canh Thìn; năm 2010 là năm Canh Dần… và ta cũng có thể tính tới hoặc tính lùi theo ý muốn xác định một mốc năm nào đó cũng rất tiện lợi.

Những ví dụ nêu trên là tính theo Can Chi dương(số lẻ trong dãy thứ tự), còn muốn tính theo Can Chi âm(số chẵn trong dãy số thứ tự) thì cứ theo sát kế tiếp Can Chi dương là có ngay Can Chi âm.
Ví dụ: Can Chi dương là Canh Tý thì Can Chi âm kế sát đó là Tân Sửu; năm dương Canh Tuất, năm âm kế đó là Tân Hợi; năm dương là Canh Thân thì năm âm kế đó là Tân Dậu; năm dương là Canh Ngọ thì năm âm kế đó là Tân Mùi; năm dương là Canh Thìn thì năm âm kế đó là Tân Tị; năm dương là năm Canh Dần thì năm âm kế đó là năm Tân Mão…
Chúng ta cứ thực hành áp dụng cách tính này vài lần thì sẽ quen và trở nên thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
Cần lưu ý rằng, mỗi HÀNH TINH có liên quan đến 6 cặp tuổi âm dương có bổn mạng khác nhau(cứ mỗi cặp liền nhau là một bổn mạng, ta xem bảng liệt kê trên thì thấy rõ). Ví dụ: HÀNH MỘC gồm có 6 cặp:1.Nhâm Tý & Quý Sửu (Tang đố mộc=gỗ cây dâu); 2.Nhâm Ngọ & Quý Mùi (Dương liễu mộc= gỗ cây dương liễu); 3.Mậu Tuất & Kỷ Hợi(Bình địa mộc=gỗ đồng bằng); 4.Mậu Thìn & Kỷ Tị (Đại lâm mộc=gỗ rừng lớn); 5.Canh Thân & Tân Dậu(Thạch lựu mộc= gỗ cây lựu); 6.Canh Dần & Tân Mão(Tùng bá mộc= gỗ cây tùng).
 
Để tiện lợi cho cách xác định bổn mạng theo ngũ hành tình nói trên, tôi đã vẽ minh họa bằng cách dùng bàn tay trái mà lòng bàn tay như một hình ngũ giác có 5 cạnh để chỉ các vùng ngũ hành: Hỏa-Thổ- Mộc- Kim- Thủy; còn các góc của ngũ giác là vị trí 5 cặp Thiên Can: 1.Giáp-Ất, 2.Bính–Đinh, 3.Mậu-Kỷ, 4.Canh–Tân, 5.Nhâm Quý. 

  BÀN TAY TÌM BỔN MẠNG TUỔI THEO THIÊN CAN-ĐỊA CHI
  (do Nguyễn Hồng Trân –cựu GV ĐHTH-Huế tạo lập 2015)

Ghi chú: Các góc của lòng bàn tay trái là quy ước của 5 cặp Thiên Can dương và âm: G.Â= Giáp- Ất; B.Đ=Bính-Đinh; M.K=Mậu-Kỷ; C.T=Canh-Tân; N.Q=Nhâm-Quý. Còn các cạnh ngũ giác của lòng bàn tay trái là 5 hành tinh định dạng cho mỗi cạnh theo quy ước cứ mỗi hành tinh chứa 6 cặp bổn mạng tuổi như sau:
I.Bổn mạng hành Hỏa
gồm có 6 cặp tuổi sau đây:
1.M.Tý-K.Sửu= Tích lịch Hỏa (lửa sấm sét)
2.M.Ngọ-K.Mùi=Thiên thượng Hỏa (lửa trên trời=lửa sao băng)
3.G.Tuất-Â.Hợi=Sơn đầu Hỏa (lửa trên núi)
4.G.Thìn-Â.Tị = Phúc đăng Hỏa (lửa ngọn đèn)
5.B.Thân-Đ.Dậu= Sơn hạ Hỏa (lửa dưới núi)
6.B.Dần-Đ.Mõa = Lô trung Hỏa (lửa trong lò)
II.Bổn mạng hành Thổ
gồm có 6 cặp tuổi sau đây:
1.C.Tý-T.Sửu= Bích thượng Thổ (đất trên vách)
2.C.Ngọ-T.Mùi =Lộ bàng Thổ (đất ven đường)
3.B.Tuất-Đ.Hợi= Ốc Thượng Thổ (đất trên nền nhà)
4.B.Thìn-Đ.Tị = Sa trung Thổ (đất trong cát)
5.M.Thân-K.Dậu= Đại trạch Thổ (đất đồng lớn)
6.M.Dần-K.Mão = Thành đầu Tổ (đất trên thành)
III.Bổn mạng hành Mộc
gồm có 6 cặp tuổi sau đây:
1.N.Tý-Q.Sửu= Tang đố Mộc (gỗ cây dâu)
2.N.Ngọ-Q.Mùi= Dương liễu Mộc (gỗ dương liễu)
3.M.Tuất-K.Hợi= Bình địa Mộc (gỗ đồng bằng)
4.M.Thìn-K.Tị = Đại lâm Mộc (gỗ rừng lớn)
5.C.Thân-T.Dậu= Thạch lựu Mộc (gỗ cây lựu)
6.C.Dần-T.Mão = Tùng bá mộc (gỗ cây tùng bách)
IV.Bổn mạng hành Kim
gồm có 6 cặp tuổi sau đây:
1.G.Tý-Â.Sửu= Hải trung Kim (vàng trong biển)
2.G.Ngọ-Â.Mùi= Sa trung Kim (vàng trong cát)
3.C.Tuất-T.Hợi= Thoa xuyến Kim ((vàng trang sức)
4.C.Thìn-T.Tị = Bạch lạp Kim (vàng chân đèn sáp)
5.N.Thân-Q.Dậu= Kiếm phong Kim (vàng đầu kiếm)
6.G.Dần-Â.Mão =Kim bạch kim (vàng trắng=Pt)
V.Bổn mạng hành Thủy
gồm có 6 cặp tuổi sau đây:
1.B.Tý-Đ.Sửu = Giản hạ Thủy (nước dưới khe)
2.B.Ngọ-Đ.Mùi =Thiên hà Thủy (nước mưa)
3.N.Tuất-Q.Hợi =Đại hải Thủy (nước biển lớn)
4.N.Thìn-Q.Tị = Trường lưu Thủy (nước dòng sông)
5.G.Thân-Â.Dậu = Tuyền trung Thủy (nước trong suối)
6.G.Dần-Â.Mão = Đại khe Thủy (nước khe lớn).
                                          ==00==
  
                           Hà Nội,  năm Ất Mùi=2015
                                              NHT


Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015


                 MỘT CHUYẾN DU NGOẠN BÀ NÀ và SƠN TRÀ  ĐÀ NẴNG
                                                                  ==00==
                                            (Bút ký của Nguyễn Hồng Trân)

Vợ chồng chúng tôi vào chiều Chủ nhật cuối tháng 8 năm 2015 đã bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng rồi nghỉ lại đêm tại KS Đại Á (51-phố Yên Bái). Sáng hôm sau, chúng tôi đi theo tour lên vùng núi Bà Nà tham quan. Đoàn chúng tôi gồm 16 người, phần lớn các bạn trẻ, chỉ hai vợ chồng tôi là già nhất đoàn. Sáu năm trước đây, chúng tôi cũng đã đến Bà Nà rồi, nhưng lần này thì thấy bộ mặt Bà Nà thay đổi rất nhiều với những hạng mục phong phú về cảnh vật phương tiện vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng v.v... Có thể nói rằng khu du lịch Bà Nà ở Đà Nẵng đã nhanh chóng bứt phá ngoạn mục làm hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nghe các hướng dẫn viên du lịch nói rằng, trong dịp nghỉ lễ 30-4-2015, mỗi ngày có đến hơn nửa triệu lượt người lên núi Bà Nà thưởng ngoạn.
Trung tâm của đỉnh Bà Nà nằm ở núi Chúa, độ cao 1.489 m so với mực nước biển. Khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng 18- 20ºC. Nhiều năm qua, nơi đây trở thành điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng rất ấn tượng.
Ngày xưa, thời Pháp thuộc, trong một cuộc thám hiểm tìm kiếm khu nghỉ mát mới của quân đội Pháp năm 1901,và đỉnh núi Bà Nà được khai phá, tọa lạc tại một khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn (thuôc xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng hơn 25 km về phía tây nam).
Ngày 5/3/2004, chùa Linh Ứng cùng với tượng phật Đức Bổn Sư cao 27 m được hoàn thành tại đây. Để lên được tới đỉnh, du khách phải băng rừng và đèo quanh co qua quãng đường mòn chừng 15 km rất khó nhọc, vất vả, nhưng giờ đây có hệ thống cáp treo hiện đại, an toàn đã đưa du khách lên núi ngoạn cảnh được dễ dàng thoải mái.
Đến năm 2006, một tập đoàn doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư xây dựng Bà Nà Hills với hệ thống cáp treo lớn trên thế giới, biến đỉnh núi này thành một trong những khu vui chơi, nghỉ dưỡng hàng đầu tại Việt Nam.
Chuyến du chơi từ Đà Nẵng lên Bà Nà của cúng tôi với vé trọn gói là 850 ngàn VNĐ/người. Chúng tôi xuất phát từ KS Đại Á, Đà Nẵng lúc 8 giờ sáng, xe chạy trên quãng đường gần 30 Km thì đến chân núi Bà Nà rồi vào ga cáp treo. Du khách xếp hàng đi vòng vèo rồi vào lần lượt vào ngồi từng cabin 10 người và cáp treo di chuyển liên tục lên đến ga  cuối cùng trên núi. Ra khỏi Cáp treo, du khách chuyển sang đi tàu hỏa lên trên cao rồi ra đi dạo tham quan các thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo trên vùng núi này như các chùa, vườn hoa, một số phố cổ của Pháp, v.v... Mọi cảnh vật nơi đây thật là đẹp, rất ấn tượng; nhất là phu phố cổ của Pháp. Ai đến đây cũng có cảm tưởng như đang ở nước ngoài tại Pháp. Trên Bà Nà có khu nghỉ dưỡng và khách sạn sang trọng, ngoài ra còn có một số trò giải trí theo cảm giác mạnh cho tuổi trẻ và cũng có vài cửa hàng ẩm thực Á, Âu do một số đầu bếp trong và ngoài nước thực hiện với những món ăn, thức uống khá đặc trưng và ngon miệng.
Đoàn chúng tôi, nghỉ ăn trưa ở đây tại một nhà hàng tự chọn rộng rãi sang trọng trên tầng 2 của lâu đài cổ kính trên đỉnh hình chóp nón. Sau đó, chúng tôi tự do đi tham quan chụp ảnh lưu niệm đến 2 giờ chiều thì tập trung để đi về ga cáp treo để xuống chân núi. Hệ thống cáp treo ở Bà Nà nhập của nước ngoài rất hiện đại và an toàn. Đường cáp treo này dài nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 5 km và đứng thứ 7 thế giới. Tập đoàn xây dựng của ông Lê Viết Lam (bạn của nhà tỷ phú TG Phạm Nhật Vượng) đã có dự định xây dựng cáp treo lên núi Phanxipan(miền Bắc VN) với chiều dài cáp treo bậc nhất trên thế giới. Nếu dự án đó trở thành hiện thực thì thật là tuyệt vời! Chúng tôi nhất định sẽ đi du lịch Sa Pa và lên cáp treo đó.
Đoàn chúng tôi rời Bà Nà về lại Đà Nẵng. Dọc đường về, chúng tôi ghé vào tham quan cửa hàng sản phẩm ngọc trai, đá quý của công ty kinh doanh NTĐQ, rồi đến cửa hàng bán đặc sản ẩm thực Đà Nẵng để ai muốn mua sắm quà gì thì lựa chọn mua tùy ý. Sau đó, chúng tôi về KS nghỉ lại. Sáng hôm sau, chúng tôi đi tham quan chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà. Tại đây, khách đến tham quan cũng rất đông. Cảnh vật đền, chùa với nhiều tượng Phật, các vị La Hán và những cây cổ thụ đã tạo nên một cảnh quan thiêng liêng, trang trọng tại vùng bán đảo này.
 Tiếp theo cuộc hành trình, chúng tôi ra thăm Huế cũng có nhiều điều thú vị (chúng tối sẽ kể lại vào dip khác) và chiều hôm sau thì bay ra Hà Nội, trở về nhà.
Chuyến du lịch này của chúng tôi thật là thú vị, nhưng tiếc rằng quá eo hẹp thời gian, nên ở Đà Nẵng, vợ chồng tôi không thể ghé thăm bạn bè,bà con nội ngoại được, có lẽ vào dịp khác đi riêng thì có thể rộng rãi thì giờ hơn mới đi thăm được nhiều bà con, bạn bè... cho thỏa mãn tình cảm nhớ mong./.
                                  NHT
                       Hà Nội cuối tháng 8 năm 2015.