TÌM HIỂU VỀ NHỮNG CHIẾC CẦU
QUA SÔNG HỒNG Ở HÀ NỘI
(Nguyễn Hồng Trân, sưu tầm, khảo sát, tổng hợp)
1.CẦU LONG BIÊN
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối
hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên
của Hà Nội, do Pháp xây
dựng (1898-1902), đặt tên là cầu
Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì
nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm).
Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có
khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
Đến năm 1915 thì cầu có tên chính thức là cầu Long Biên cho đến nay.
Xây dựng
Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày
4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6
công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự.Ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử
làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự
án B của công ty Daydé & Pillé với
giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng
độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết
kế. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ
khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn
thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta
phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ
sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng
đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang,
165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp,
không vượt quá dự trù là bao.
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m
(kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá.
Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường
dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ
là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không
phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Công ty Daydé & Pillé là nhà thầu đã trúng thầu xây dựng cầu Long
Biên. Trong các bản vẽ thiết kế cầu Long Biên của Daydé & Pillé hiện được
lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có các chữ ký gốc của các kỹ sư của
Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul
Doumer.
Hoạt động
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1(1965-1968),cầu bị máy bay Mỹ
ném bom 10 lần,hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của
không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần,phá hỏng
1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam
xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn
gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa
Kỳ khi có lũ cao nhất.
Bộ đội Phòng không Việt Nam
dùng máy bay trực thăng cẩu pháo,
khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm:
các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu.
Các nhịp của cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu,
có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới.
Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao
trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến
tranh.
Sang thời bình, do giao thông
ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và
người đi bộ. Việt Nam
xây dựng thêm cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng
nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô
thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội.
Cuối năm 2005 xe máy
được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương.
Năm 2002, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thông qua dự án gia cố sửa chữa
cầu Long Biên giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 94,66 tỷ đồng, nhằm mục tiêu đảm
bảo an toàn khai thác đến năm 2010.
Trong văn hóa
Cầu Long Biên có trong câu vè sau:
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc qua sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược
xuôi...
==00==
2.CẦU THĂNG LONG
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng
tại vị trí km 6+300 trên đường vành đai 3, nối huyện Đông Anh với
quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội. Cầu được xem là công trình thế kỉ của tình hữu nghị Việt-Xô.
Thông số kỹ thuật
-Chiều dài:
3250m.
-Cấu tạo:
là cầu giàn thép.
-Cấu trúc:
Cầu đường bộ và đường sắt đi chung, gồm 2 tầng. Cầu có 25 nhịp phần cầu chính
và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ.
-Tầng 1: có
2 làn cầu riêng biệt, rộng 3,5m (1 làn) dùng cho phương tiện thô sơ. Phần giữa
tầng 1 là đường dành dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển - Bắc Hồng có chiều rộng
11m.
-Tầng 2:
dành cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21m, mặt cầu bê tông,2 làn dành cho
người đi bộ tham quan.
Lịch sử xây dựng
Thiết kế
Từ năm 1974-1977 do chuyên gia Trung Quốc thực hiện.Về thiết kế cầu giống
với Cầu Trường Giang (Nam
Kinh, Trung Quốc).
Xây dựng
Cầu được khởi công xây dựng năm 1974 và chính thức
khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985. Đây là cây cầu duy
nhất ở Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất trong 11 năm. Ban đầu
do Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến cuối
năm 1977,
Trung Quốc đã cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công
trình bị bỏ dở. Sau đó, năm 1978, Chính phủ Liên Xô cử
chuyên gia sang Hà Nội tiếp quản và xây dựng chiếc cầu này cho hoàn thành công
trình.
==00==
3.CẦU CHƯƠNG DƯƠNG
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng,
trên quốc lộ 1A tại km170 +200, địa phận Hà Nội,
nối trung tâm quận Hoàn Kiếm
với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được
thiết kế và thi công tại Việt Nam
không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các
kỹ sư cầu đường của Việt Nam
tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.
Lịch sử
Những năm 80 của thế kỷ XX,
cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
Do làn đường ôtô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra và cầu được mệnh danh là
cây cầu dài nhất thế giới do xe phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới qua được.
Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có
xong thì nó cũng không chia sẻ được nhiều do vị trí quá xa trung tâm. Do vậy, dựng
ngay một cây cầu để vào trung tâm Hà Nội là ưu tiên số một và chủ trương ban đầu
là làm tạm một cầu treo. Trách nhiệm chỉ đạo xây dựng cầu được giao cho tân Thứ
trưởng Bùi Danh Lưu.
Ông Bùi Danh Lưu cùng lãnh đạo Bộ thuyết phục Chính phủ làm
cầu sắt vĩnh cửu với tốc độ làm cầu treo. Được đồng ý, ông cho tận dụng vật liệu
"đầu thừa đuôi thẹo" là một số thanh thép phục vụ thi công cầu Thăng Long và rất nhiều dầm cầu đường
sắt. Để các dầm sắt này phù hợp khổ cầu đường bộ như cầu Chương Dương, ông Lưu
đã phải chỉ đạo "chế sửa" lại theo cách riêng mà thế giới chưa từng
làm.
Cầu được khởi công xây dựng vào
ngày 10-10-1983. Sau một năm chín tháng, vào ngày 30-6-1985, cầu Chương Dương
khánh thành, vượt tiến độ 12 tháng, chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn
trên cầu Long Biên.
Cầu Chương Dương đã đi vào lịch sử với tên tuổi đồng chí Bùi Danh Lưu.
Trả lời về việc thuyết phục thành công cấp trên thay đổi quyết định ông nói:
"Bên cạnh những lý lẽ khoa học thì đặc biệt là phải hết sức công tâm vì nước,
vì dân. Bởi tiền chúng ta xây cầu cũng là tiền của dân mà".
Thông tin chung
Từ 2002 cầu
được sửa chữa, gia cố.
Thông số kỹ thuật
1.Chiều
dài: 1.230m.
2.Gồm 21 nhịp:
11 nhịp thép;
10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có
3 nhịp.
3.Tải trọng:
H30(30 tấn).
4.Phân tải:
cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5
m. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5 m.
==00==
4.CẦU THANH TRÌ
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội
bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên,
bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Hoàng Mai),
điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng
(Long Biên).
Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 - XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới
30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về
tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài
hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho
phép 100 km/h; giá đấu thầu là
1.395,46 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành, cầu Thanh Trì sẽ góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao
thông tại thủ đô Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay.
Dự án ODA
Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD),
sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam,
và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư.
==00==
5.CẦU VĨNH TUY
Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng,
phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy,
thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long
Biên.
Lịch sử
-Khởi
công xây dựng ngày 3 tháng 2
năm 2005,
dự kiến khánh thành tháng 5 năm 2007. Nhưng do khó khăn về
công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ khánh thành cầu đã bị chậm lại.
-Ngày 25 tháng 9 năm 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức cắt băng khánh thành
thông xe cây cầu rộng nhất Việt Nam .
Tính năng kỹ thuật
1.Đây là cầu
kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp.
2.Cầu được
thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt
Nam
(135m so với cầu Thanh Trì là 130m)
3.Cầu được
thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt,
1 làn xe hỗn hợp. (giai đoạn I)
4.Bảo đảm
lưu lượng vận tải khoảng 35.000 lượt xe/ngày đêm vào năm 2010.
5.Tổng chiều
dài gần 5 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố
trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất Việt Nam
hiện nay.
Cầu Vĩnh Tuy cùng với cầu Thanh Trì là 2 cây cầu mới được xây dựng
tại Hà Nội, có ý nghĩa giao thông quan trọng nhưng đều chậm tiến độ không dưới
2 năm.
Phân luồng giao thông
Từ năm 2010
tất cả các tuyến xe khách và xe trên 24 chỗ ngồi xuất phát từ trung tâm Hà Nội
sang phía đông (Gia Lâm) đều phải qua cầu Vĩnh Tuy, thay cho trước kia được
phép qua cầu Chương Dương.
Vốn đầu tư
-Theo thiết
kế tổng vốn khoảng 3.600 tỷ đồng VN.
Giai đoạn 2
Tổng mức đầu tư hơn 2.560 tỷ đồng, sử dụng ngân sách nhà nước,
trong đó chi phí xây dựng gần 1.820 tỷ đồng.
Theo thiết kế, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm song song cầu cũ, 2 mép cầu
cách nhau 2 m về phía hạ lưu sông Hồng, dài hơn 3,5 km, bắt đầu từ điểm
giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai, kết thúc tại điểm giao
với đường Long Biên - Thạch Bàn, mặt cầu rộng 19,25m.
Phần cầu chính vượt sông dài 955 m, phần cầu dẫn trên bãi sông phía Bắc
dài gần 1,76 km, cầu vượt đê tả sông Hồng dài 220 m, cầu dẫn phía Long
Biên dài 210m.
Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn được giao làm chủ đầu tư dự án, thời
gian thực hiện dự kiến từ năm 2012 đến 2014.
==00==
6.CẦU NHẬT TÂN
Cầu
Nhật Tân là một cây cầu được xây dựng với tổng mức đầu tư
hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội,
nối quận Tây Hồ với huyện Đông
Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp
hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 3
tại km
7+100, xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Cầu
được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009, ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh
Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long-Hà Nội 1000 năm. Theo dự án, cầu được
kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng
phương án đúng hẫng cân bằng. Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1 /2015,đồng
bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút
ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng
trưng cho 5 cửa ô.
Mặt
cầu rộng 33,2 mét với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2
làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu
dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu
qua sông dài 1,5 km.
*Cái
tên cầu Nhật Tân có lẽ là "Ngày Mới" hoặc là gần vùng trồng hoa đào ở
Nhật Tân.
==aa==