Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

12 NGÀY ĐÊM HÀ NỘI RỰC LỬA ANH HÙNG
ĐÃ ĐÁNH BẠI CHIẾN DỊCH B52 CỦA GIẶC MỸ
                          (Nguyễn Hồng Trân sưu tầm và tóm lược)
Cuộc tập kích đ­ường không với quy mô lớn, chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc cuối tháng 12-1972 kéo dài 12 ngày đêm từ 19h15 ngày 18-12 đến 07h00 ngày 30-12-1972.
Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã lệnh cho toàn bộ máy bay chiến lư­ợc B.52 và các loại máy bay chiến thuật ở khu vực Đông Nam Á, có 193/400 chiếc xấp xỉ 50% tổng số máy bay B52 của toàn nư­ớc Mỹ tiến công, trút xuống miền Bắc nước ta một khối lư­ợng bom đạn khổng lồ, hòng đè bẹp ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Nh­­ưng quân và dân ta đã anh dũng kiên cường đánh trả, đập tan cuộc tập kích đ­­ường không chủ yếu chiến l­ược bằng máy bay B.52 của Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh xâm l­­ược Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ về nước.
-Trong đêm đầu tiên 18-12 và rạng ngày 19-12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B.52 ném 3 đợt bom xuống Hà Nội, 8 lần chiếc F.111 và 127 lần chiếc máy bay chiến thuật bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Hà Nội, 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm thương vong 300 người. Quân và dân ta bắn rơi 3 máy bay B.52 (2 chiếc rơi tại chỗ), 3 máy bay chiến thuật (2 chiếc F4, 1 chiếc A7).
-Hồi 22h ngày 26/12/1972, Không quân Mỹ đã cho máy bay B52 đến ném bom rải thảm dọc phố và khu chợ Khâm Thiên phá hủy ngay lập tức 534 ngôi nhà, làm chết 278 người, trong đó có 40 cụ già, 56 trẻ em, 94 phụ nữ, 97 nam giới. Số người bị thương là 290 người; 178 trẻ em bị mồ côi ngày đó
-Sáng 27/12/1972, máy bay Mỹ vẫn tiếp tục quần thảo trên bầu trời Hà Nội.
Không chỉ Khâm Thiên mà Bệnh viện Bạch Mai, khu tập thể 8/3... cũng bị B52 tàn phá. Hàng trăm người phải chịu nỗi đau mất người thân, không còn nhà cửa…
Tóm tắt kết quả chung cuộc:
- Trong 12 ngày đêm chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ các loại, trong đó có 34 chiếc B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (2 chiếc rơi tại chỗ) và 42 máy bay chiến thuật các loại. Tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái Mỹ.
- Riêng Quân chủng Phòng không-Không quân bắn rơi 53 máy bay các loại, trong đó có 32 chiếc B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ). Các lực l­­ượng hỏa lực: Tên lửa, Không quân, Pháo phòng không đều lập công bắn rơi B-52.
-Về phía ta, có bị hư hỏng một số trận địa tên lửa và cao xạ phòng không; một phi công chiến đấu đã hy sinh./.



Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017


CHUYỆN VỀ HỒ TRÚC BẠCH HÀ NỘI
(Nguyễn Hồng Trân sưu tầm và biên tập)
Hồ này là một phần của Hồ Tây, theo cụ Doãn Kế Thiện (người am hiểu về Hà Nội xưa) cho biết là do đắp đê Cố Ngư (thế kỷ 17) mà tách ra thành hai hồ, một lớn, một nhỏ. Đê Cố Ngư sau đọc chệch ra là Cổ Ngư. Ngày 16/10/1958, Bác Hồ đến thăm công trường Đoàn Thanh niên đắp con đường rộng trên đê Cổ Ngư và đặt tên là đường Thanh Niên.

Bờ hồ phía nam xưa có làng Trúc Yên, chúa Trịnh Giang (1729-1740) cho xây một cung điện gọi là Trúc Lâm viện, sau thành nơi an trí của các cung nữ phạm tội, họ lấy nghề dệt lụa để sinh sống. Lụa dệt rất đẹp, dân ưa dùng gọi là lụa làng Trúc Bạch (Bạch chữ Hán nghĩa là lụa) do đó mà thành tên hồ Trúc Bạch. Giữa hồ có một đảo nhỏ, trên có đền Cẩu Nhi, tương truyền có từ thời Lý. Hồ này nhỏ chỉ gần 3 hecta với chu vi chừng hơn 3 Km, chỗ sâu nhất chỉ hơn 3 mét.
Hồ này ghi lại một dấu ấn lịch sử của quân và dân Hà Nội đã bắn hạ một máy bay giặc Mỹ trên bầu trời Hà Nội rơi xuống hồ Trúc Bạch. Đó là vào ngày 26.10.1967, chiếc phi cơ A-4E Skyhawk của không lực Hoa Kỳ bị một tên lửa của quân ta bắn trúng khi tên thiếu tá phi công Mỹ John Sidney McCain đang thực hiện nhiệm vụ bắn phá và ném bom lần thứ 23 của ông trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. 
Khi chiếc máy bay ông lái bị quân ta bắn trúng, ông liền phóng dù ra khỏi chiếc phi cơ và rơi xuống Hồ Trúc Bạch. Quân dân ở Yên Phụ đứng trên bờ quan sát, còn anh Lê Trần Lụa cầm con dao nhảy xuống hồ cùng với ông Ổn bơi sau cùng nhiều thanh niên tiến đến tên phi công Mỹ để cắt dây dù cuốn nhùng nhằng quanh thân nó, cứu nó đang bị thương gãy tay, chân đưa lên bờ và cũng coi như anh Lụa và ông Ổn là hai người đầu tiên đã bắt sống được tên giặc Thiếu tá Không quân Mỹ lái chiếc máy bay A4E định bắn phá nhà máy điện Yên Phụ(gần hồ Trúc Bạch).
Đây là một trong 10 chiếc máy bay bị bắn rơi cùng ngày. Sau đó ông ta bị giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội trong 5 năm rồi được thả về Mỹ. Sau này, để ghi nhớ lại sự kiện lịch sử bắt sống giặc lái Mỹ trên hồ Trúc Bạch Hà Nội, người ta đã cho dựng một bức phù điêu về chứng tích đánh giặc Mỹ của quân và dân Thủ đô Hà Nội.
Về sau John Sidney McCain trở thành một Thượng nghị sĩ của Chính phủ Mỹ và tỏ rõ thái độ phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông đã làm mất thể diện quân đội Mỹ qua việc nhìn nhận mình là "giặc Lái" (Air Pirate) và lời tuyên bố của ông là "tôi là một tội nhân chiến tranh, tôi đã bỏ bom sát hại đàn bà và trẻ em vô tội ở Viêt Nam." (I am a war criminal; I bombed innocent women and children in Vietnam).
Về sau ông ta luôn có thiện chí với nhân dân Việt Nam và tỏ thái độ ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để giành độc lập và hòa bình cho đất nước./.





Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017





            MẤY NGÀY CHÚNG TÔI DU NGOẠN QUY NHƠN
                        (Tùy bút của Nguyễn Hồng Trân- nguyên GV trường ĐHKH- Huế)
                                                                        ==@@==
Trong tuần trước (từ  ngày 8 đến ngày 12/11/2017), Nguyễn Hồng Trân và vợ là Thái Lê Phương được cậu em Thái Lê Thắng mời vào du ngoạn ở Quy Nhơn và ở lại nghỉ ngơi, chơi vui ở khu FLC bên bờ biển Nhân Lý thật là thú vị…
          Trong những ngày lưu lại nơi đây, chúng tôi cùng nhau đi tắm biển, ngâm hồ nước sục trong khuôn viên Khách sạn 5 sao rất thoái mái. Có xe điện Túc-Túc chở khách đi tham quan vòng quanh khu FLC (Finance Land Commerce) của tập đoàn Thương mại - Tài chính -Đất đai). Trong vùng này có những biệt thự nhỏ nằm dọc bờ biển Nhân Lý để cho khách có nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần được yên tĩnh thoải mái; lại có cả sân Gôn(golf) trên mấy mé đồi với những thảm cỏ xanh mướt làm mát mắt những tay chơi thể thao ở khắp nơi về thi thố tài năng… Nhiều du khách lại thích đi ngắm cảnh biển trời, lèn đá trên đèo Eo Gió rồi sang nhìn pho tượng Phật đứng theo hai phía (hướng vào đất và hướng ra biển); hoặc lúc trời yên biển lặng đi bằng ca- nô ra đảo Kỳ Co ngắm nhìn thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo hòa quyện nhau nổi bật giữa không gian biển trời, thật tuyệt vời cảm nhận…
          Hàng ngày đều có chuyến xe miễn phí chở khách đi về tp. Quy Nhơn tham quan một số di tích Văn hóa, Lịch sử, hoặc mua sắm, thưởng thức các món ẩm thực ở Quy Nhơn, Bình Định như món "bánh xèo tôm nhảy", "bánh ít lá gai", "chè nhớ", "nem tré"…
          Trước đây hơn 10 năm, tôi đã có dịp đi tham quan Bình Định cùng đoàn giảng viên Đại học Huế cũng rất thú vị, bổ ích, nhưng lần du ngoạn này chúng tôi cảm thấy vui mừng trước sự đổi thay nhiều về sắc thái đất đai, cảnh vật, đường sá, cầu cống, v,v…cũng như về thái độ ứng xử với du khách rất hồ hởi, thân thiện của người Quy Nhơn, Bình Định nói chung và các cán bộ nhân viên phục vụ tại KS 5 sao ở khu FLC nói riêng.
Một điều đặc biệt ngạc nhiên của chúng tôi là thấy những đồi cát khô cằn trên bán đảo sát bờ biển Nhân Lý nay đang trở thành những vùng có dự án xây dựng nhiều công trình về kinh doanh, thương mại, du lịch, thể thao, v.v…thật là ấn tượng!
Phải ghi nhận rằng tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn nhảy vào tạo phúc lợi cho họ, đồng thời họ làm rạng rỡ, trù phú dần dần cho mảnh đất Bình Định được nâng cao đời sống cho nhân dân.
Chúng tôi cũng rất thán phục về tinh thần can đảm của tập đoàn FLC đã đem một núi tiền lo cho việc làm giàu chính đáng của họ và tạo ra công ăn, việc làm cho nhiều người lao động ở địa phương. Điều đó rất đáng hoan nghênh, khích lệ.
Chúng tôi thành tâm chúc cho tập đoàn FLC luôn luôn duy trì được sức lực để ngày càng phát triển bền vững sự nghiệp của mình và tạo được trong lòng dân niềm tin cậy, biết ơn và suy tôn xứng đáng./.

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017


VỀ VỚI MÙA THU HÀ NỘI
             ==@@==

Bao năm rồi tôi về lại Thủ đô
Bên gốc cây cổ thụ như đợi chờ
Mùa thu đến, lá vàng in bóng nước
Bao kỷ niệm ngày xưa hiện trong mơ…

Làn gió nhẹ làm rung rinh cành liễu
Gợi bao điều dĩ vãng ẩn trong tôi
Thời sinh viên với tâm hồn mềm yếu
Mới quen nhau đã lưu luyến một thời…

Ai biết được tim tôi luôn thổn thức
Một tình yêu rạo rực đón thu về
Mong gặp lại những bạn bè thân thuộc
Thỏa tâm tình kể chuyện cho nhau nghe…

Nước hồ Gươm vẫn xanh rêu tĩnh lặng
Bóng Tháp Rùa yên ắng dưới trời trong
Xung quanh hồ du khách dạo thong dong
Lòng cảm xúc một tình thu sâu nặng…

Hà Nội vẫn không quên người xa vắng
Hẹn ngày về đón ánh nắng thu mơ
Tình cảm chứa chan trải dài năm tháng
Như nước hồ Gươm không cạn bao giờ …
                           =@=

(Nguyễn Hồng Trân-nguyên GV. ĐHKH-Huế)

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017


CHUYỆN VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ SINH NGHIỀU CON NHẤT
Ở VIỆT NAM VÀ Ở NƯỚC NGOÀI
(Nguyễn Hồng Trân sưu tầm và giới thiệu)
==@@==
Ở Việt Nam từ xưa đến nay nổi tiếng sinh con nhiều nhất có bà Lê Thị Hoằng, người làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Bà lấy chồng lúc 19 tuổi. Chồng bà là ông Tú Chước(Nguyễn Bá Chước), quê ở thôn Phú Long, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ông ta đã đỗ Tú tài Hán học và là một thầy thuốc Đông Y có tiếng ở huyện Hải Lăng. Ông Chước đã từng vào làm quan Ngự Y của triều Nguyễn ở Huế.
Bà Hoằng là vợ kế của ông Chước. Theo gia phả họ Nguyễn Bá thôn Phú Long đời thứ 6, có ghi lại rằng, bà đã sinh hạ được 20 người con(8 trai 12 gái), nhưng chỉ còn  lại sống và trưởng thành là 14 người (gồm 4 trai và 10 gái), trong đó có 10 người sống thọ trên 60 tuổi.

Ở nước ngoài từ xưa đến nay người ta đều kinh ngạc có một người đàn bà nước Nga đã sinh con nhiều nhất Thế giới. Đó là bà Vassilyeva vợ ông Feodor Vassilyev. Bà này trong vòng 40 năm bà đã sinh được 69 người con. Đặc biệt bà ta có 16 lần sinh đôi, 7 lần sinh ba và 4 lần sinh tư. Bà đạt kỷ lục Guinness với danh hiệu: "Bà mẹ mắn đẻ nhất Thế giới".





















Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017


                        NHỚ MÃI CỤ BÀ CỐ NỘI CỦA TÔI
                                                           =**=
Cụ bà cố nội của tôi là Lê Thị Hoằng, ngày xưa người ta thường gọi là bà Tú Khánh. Vì cụ cố ông là Nguyễn Bá Khánh, đỗ khoa Tú tài Hán học. Trong Gia phả họ Nguyễn Bá ở làng Phú Long có ghi lại rằng, năm Tự  Đức thứ 29, tức vào năm Bính Tí (1876), thi đậu Tú Tài. Năm Thành Thái thứ 6(1894), được thưởng danh vị Hàn Lâm viện Đãi chiếu. Cụ Khánh đã từng làm quan Ngự y tại triều đình nhà Nguyễn thời vua Đồng Khánh.   
 Cụ Khánh khi làm quan ngự y cho vua Đồng Khánh đã phải đổi tên là Nguyễn Bá Chước(kiêng trùng tên vua). Đến hạ tuần tháng 12 năm Đồng Khánh thứ 3, nhà vua băng hà. Triều đình cho Thị nữ Lưu Ngân(tức Lê Thị Hoằng) về quê ở làng Cổ Thành, Triệu Phong, Quảng Trị. Lúc ấy cô Hoằng 17 tuổi. Đến 19 tuổi thì lấy chồng, bà làm vợ kế ông Tú Chước (Khánh) người làng Phú Long, Hải Lăng, Quảng Trị. Ông Chước Là một thầy thuốc Đông y danh tiếng; là con trai thứ 4 của ông Nguyễn Bá Văn (người có công khai canh sáng lập ra làng Phú Long -gốc tích từ làng Phú Xuân Huế mà ra).   
Bà Lê Thị Hoằng nổi tiếng là một người đàn bà có sắc, có tài làm giàu nhờ biết cách sử dụng hợp lý đồng tiền do hai ông bà làm ra, đồng thời biết khai thác nguồn lực sẵn có ở địa phương để phát triển kinh tế. Đó cũng là có tài về năng lực trí tuệ, nhưng điều đó thì cũng không có gì là đặc biệt vì cũng không ít người phụ nữ thời xưa đã làm được. Cái đặc biệt nhất của bà Lê Thị Hoằng là người đàn bà biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai, thể lực vững vàng. Bà là người sinh con nhiều nhất ở tỉnh Quảng Trị và có thể là sinh con vào loại nhiều trong cả nước. Chỉ có riêng bà đã sinh đến 20 người con với 8 con trai và 12 con gái. Về sau còn 14 người con(4 trai, 10 gái) sinh sống trưởng thành đến gìa cả. Trong đó ông nội tôi là Nguyễn Bá Đàm(con trai thứ 2 của bà) và ông cũng là một thầy thuốc Đông y có tiếng tại Thị trấn Diên Sanh thuộc huyện Hải Lăng mà nhân dân thường gọi là ông Giáo Tiềm. Ông nội tôi là người con được bà Hoằng rất quý mến vì đã nối nghiệp lương y được với người cha.
Bà Lê Thị Hoằng đã giúp chồng rất đắc lực trong việc chăm sóc nuôi dạy con cháu biết tự tin, tự trọng và lo lắng việc học chữ, học nghề để lập nghiệp vững vàng trong xã hội. Bà rất thông minh biết cách đối nhân xử thế hài hòa có lí, có tình nên bà con làng xóm rất kính phục. Ngoài ra, bà còn biết đọc sách chữ Hán Nôm một số tác phẩm ngày xưa như: Cung Oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều… Tôi còn nhớ hồi tôi còn là học trò 14,15 tuổi, cũng có mấy lần được nghe bà giảng giải những đoạn thơ ý nghĩa hay trong các tác phẩm đó.
Ngày:6/6/năm Giáp Ngọ (1954), bà qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Có lẽ hơn 60 năm qua ở cõi vĩnh hằng, bà chắc cũng tự hào rằng, các con cháu chắt của bà đã tận tâm phụng sự cho Tổ quốc, cho nhân dân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và sự nghiệp phát triển khoa học,văn hóa,xã hội.
Có một con trai út (Nguyễn Cung Trứ) và một cháu nội(Nguyễn Bá Vui) là liệt sĩ thời chống giặc Mỹ. Người con trai thứ ba là một nhà hoạt động chính trị có tiếng ở tỉnh là ông Nguyễn Quýnh. Có hai người con trai là thầy thuốc Đông y (Nguyễn Bá Đàm và Nguyễn Bá Chinh). Một số cháu chắt có học hàm, học vị như: Nguyễn Mạnh Duy-GS.TSKH ngành điện; Nguyễn Thanh Sơn-TS.Điện lực; Nguyễn Thị Ngân Hà-TS.Ngôn ngữ-Văn học Pháp; Nguyễn Kim Khánh-TS. CN thông tin…









Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017


                                  NHỚ LẠI MỘT THỜI Ở HUẾ
            (Nguyễn Hồng Trân và Thái Lê Phương tự bạch)                                                  
                                             ==@@==
Sau ngày hòa bình Thống nhất đất nước Việt Nam 1975, vợ chồng tôi được sum họp và vào Huế sinh sống. Tôi (Nguyễn Hồng Trân) từ Hà Nội vào Huế theo nghề dạy học tại trường Đại học Tổng hợp -Huế (nay là trường ĐH Khoa học- Huế); còn vợ tôi(bác sĩ Y khoa) từ Đồng Hà, Quảng Trị vào làm việc tại phòng khám đa khoa thuộc Ban BVSK cán bộ của tỉnh ở Huế. Sau đó tôi đưa mẹ tôi(Phan thị Cúc) từ vùng Thượng Xá, xã Hải Thượng, h. Hải Lăng, t.Quảng Trị vào Huế để vợ chồng tôi chăm sóc tuổi già cho bà.
Thời gian ở Huế của gia đình tôi cũng khá dài(từ 1976 đến 2013=37 năm). Sau khi bà mẹ tôi qua đời năm Canh Dần (2010), và sau năm mãn tang bà (2013), vợ chồng tôi lại chuyển ra Hà Nội theo lời đề nghị của con cháu(đang định cư tại Hà Nội) để được chăm sóc tuổi già cho ba mẹ. Thế là chúng tôi đành rời xa Cố đô Huế thân thương để về lại Thủ đô yêu quý- nơi đây vợ chồng chúng tôi đã từng học tập và công tác trên 10 năm.
Nhớ lại thời gian ở Huế, gia đình chúng tôi có nhiều kỷ niệm không bao giờ quên. Những nỗi niềm buồn vui cùng bà con, bạn bè đồng nghiệp vẫn âm ỉ thấm sâu vào máu thịt thành những cung bậc cảm xúc khác nhau qua những thời kỳ của cuộc sống…

Giờ đây, chúng tôi đều sang tuổi xế tà của cuộc đời, thỉnh thoảng ngồi ôn lại những kỷ niệm xưa cho vui và cũng muốn đánh thức tâm hồn thời trẻ trung để vui cùng con cháu, bà con, bạn bè… Chúng tôi xem lại những bức ảnh một thời ở Huế rồi lấy ra một số ảnh đưa lên FB của mình cho bạn xem cho vui và chia sẻ

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017



                                  CON ĐƯỜNG GỐM SỨ Ở HÀ NỘI
                   (Có tên là Con đường gốm sứ Hà Nội= Hanoi Ceramic Mosaic Mural)
Con đường này thực ra không phải là "Con đường gốm sứ" như Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đặt tên một cách ẩn dụ như thế mà chính là bức tường trên đê ven sông Hồng Hà tại Hà Nội. Nó được xây đắp nên bằng xi-măng gắn với chất liệu gốm sứ tạo hình nghệ thuật đa dạng hoa văn với hàng nghìn bức tranh họa tiết về Lịch sử- Văn hóa của cả đất nước Việt nhân dịp đai lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội.
Con đường có bức tường gốm sứ này chạy dài từ Nghi Tàm ngang qua phía đối diện các đường phố Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, đến Trần Khánh Dư.
Bức tường gốm sứ này bắt đầu khởi công xây dựng từ giữa tháng 10 năm 2007 và hoàn thành rồi Khánh thành vào ngày 5-10-2010. Thế là kịp dâng lên Đại lễ kỷ niệm: "MỘT NGHÌN NĂM THĂNG LONG-HÀ NỘI (1010-2010).
Bức tường gốm sứ này có chiều dài gần 4 Km, chiều cao trung bình 1,7m, diện tích mặt tường gốm sứ gần 7000m2.
Bức tường gốm sứ ven đê sông Hồng này xuất phát từ ý tưởng của họa sĩnhà báo Nguyễn Thu Thủy là một công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long [4] của nhân dân thủ đô Hà Nội. Công trình này đã nhận được giải thưởng "Bùi Xuân Phái" vì tình yêu Hà Nội" năm 2008. Và Tổ chức Guinness thế giới đã công nhận đây là bức tranh gốm dài nhất thế giới (dài 3,85 km)-đạt kỷ lục Guinness. [2][5][6][7][8].
Danh sách người tham gia thực hiện thi công con đường gốm sứ:[9]
1.     Bùi Viết Đoàn
2.     Bằng Việt
3.     Christina Diaz
4.     Hà Huy Hiệp
5.     Hà Huy Mười
6.     Jacob Reymond
7.     Jane Golden
8.     Joel Bennett
9.     Jon Pounds
Nữ họa sĩ
Họa sĩ
Họa sĩ, nhà làm phim
Nghệ sĩ
Họa sĩ
Nữ họa sĩ
Nhà báo
Quang Minh SJC
Nhà báo, họa sĩ, tác giả ý tưởng
VP Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Nhà Hà Nội học
Nhà nhiếp ảnh
Nhà nghiên cứu mỹ thuật
Sở VH-TT & DL Hà Nội
Giáo sư Mỹ thuật
Nữ họa sĩ
Họa sĩ
Nhà điêu khắc, giảng viên mỹ thuật
Họa sĩ
Họa sĩ Buildviet
Họa sĩ - FPT





Để hoàn thành bức tường gốm sứ này có được 70 nhà tài trợ tài chính.
 Đánh giá về con đường gốm sứ
Nhận xét của một người là cư dân Hà Nội:
-"Tôi là một cư dân Hà Nội, là người ngoại đạo về nghệ thuật. Nhưng tôi rất quan tâm tới dự án ngay từ khi có thông tin về ý tưởng tới khi những đoạn tranh đầu tiên được hình thành. Tôi rất ủng hộ dự án xét cả về ý nghĩa làm đẹp cho thành phố lẫn hiệu ứng xã hội mà nó tạo ra với tính chất là một dự án nghệ thuật cộng đồng. Thường xuyên qua lại trên đoạn đường này, lúc đầu tôi thấy hơi lo vì sau khi những mét tường đầu tiên được hoàn thành thì bỗng dưng thấy tiến độ lắng xuống. Giờ đây, tôi đã yên tâm và thấy vui khi lâu lâu lại thấy có một đoạn tường đê mới được phủ những bức tranh tươi sáng, làm thành phố đẹp lên từng ngày. Tôi cũng có cảm nhận về một hiệu ứng khác là sau khi những bức tranh hoàn thành thì hình như các hành vi thiếu văn hóa vẫn thường gặp trước đây như tiểu tiện bừa bãi lên tường đê đã không còn nữa. Thật tốt biết bao. [11] (Trần Quốc Dũng)
-Nhận xét của GS Sử học Lê Văn Lan:
"Tôi cho đây là một ý tưởng hay, là một sáng kiến. Có thể nói cao hơn nữa thậm chí là một phát kiến. Chúng ta hàng ngày đi qua con đường đê xám xịt, bị thu hẹp không gian lại của xi măng vững chãi. Chỉ có chị Thu Thủy trên cái sự cứng hóa đã nảy ra ý tưởng tạo cho nó vẻ đẹp, màu sắc, hình ảnh mà lâu nay ta chẳng nhìn ra. Trước đây chúng tôi có nghiên cứu về diễn trường Đông Bộ Đầu nhưng chưa tìm ra địa điểm lịch sử đó. Gần đây chúng tôi mới tìm ra nó và nảy ra ý định mô tả lại diễn trường của Đông Bộ Đầu. Sách thì có rồi, phim làm rồi nhưng có hình thức nào đánh dấu chỗ diễn ra trận đông bộ đầu thì chưa có. Tôi nghĩ bức tranh gốm này là một hình thức đánh dấu sự kiện lịch sử thời Trần năm 1258."
-Ý kiến của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc:
"Con đường Gốm sứ là một công trình nghệ thuật. Nhưng do phải kêu gọi nguồn đầu tư xã hội hóa nên việc gắn logo cho các nhà tài trợ cũng là điều hợp lý thôi. Tuy nhiên, có một số logo to quá, nên thu nhỏ lại. Con đường Gốm sứ bị chỉ trích vì phần nào đó, sự quảng cáo hơi lộ liễu.
Còn về chủ đề, nội dung, thực ra, Con đường Gốm sứ không phải là một thứ biên niên sử, nên nó không nhất thiết và cũng không thể giới thiệu hết về lịch sử Hà Nội. Hơn nữa, một bức tranh dài chỉ giới thiệu về lịch sử cũng sẽ gây nhàm chán."[12]
Chú thích
1.        ^ Quyết định số 4218/QĐ-UBND ngày 23/10/2007 PV 11/12/2009 09:50 Sơ Khoa học và Công nghệ Hà Nội
2.        a ă “World's Largest Ceramic Mosaic” (bằng tiếng Anh). Trang web chính thức của Guinness. 10 tháng 5 năm 2010.
6.        ^ Largest ceramic mosaic 05 OCTOBER 2010
7.        ^ Đoàn Loan (10 tháng 9 năm 2010). “'Con đường gốm sứ' ở Hà Nội đạt kỷ lục Guinness”. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
9.        ^ Conduonggomsu. “Danh sách người tham gia”.
10.   ^ conduonggomsu.vn. “Danh sách tài trợ”.