Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

MỘT BÀI THƠ TRIẾT LÝ VỀ "DẠI- KHÔN"


MỘT BÀI THƠ TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN
               Nguyễn Hồng Trân sưu tầm & giới thiệu

                   DẠI KHÔN

         (Trần Tế Xương)

 

Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Này kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn


Bài thơ Đường này rất độc đáo là vần của bài thơ chỉ một từ “khôn”. Đó là dụng ý của tác giả mà rất hay về ý nghĩa triết lý chuyện dại khôn trên đời. Tác giả Trần Tế Xương đã gói gọn trong tám câu thơ rất dễ hiểu về quan niệm dại khôn thế nào cho đúng và phải biết mình, biết người. Cần nhớ rằng, không thể chỉ biết mình khôn, còn người ta dại và ngược lại, không để mình cứ khôn mãi, còn người ta thì dại hoài!   Đồng thời mọi người phải biết đối nhân xử thế dại khôn cho hợp lý mới xứng đáng là người biết dại khôn. Điều này không phải dễ! Không phải ai cũng làm được! Phải chú ý rút kinh nghiệm và chịu khó học hỏi trong thực tế cuộc sống mới có thể vận dụng dại khôn thành công.

Không có nhận xét nào: