ĐẾN THĂM LẠI VÙNG 5 CỬA Ô HÀ
NỘI XƯA
(Nguyễn Hồng Trân-sưu
tầm, khảo sát và tổng hợp)
Tôi đã sống học tập và làm việc tại
Hà Nội cũng gần 20 năm, nhưng cũng không chú ý tìm hiểu kỹ về các cửa ô ở Thủ
đô Hà Nội. Sau này, tôi từ Huế ra lại Hà Nội định cư và sống cùng con cháu, hằng
năm cứ vào dịp ngày 10 tháng 10 kỷ niệm ngày đoàn quân ta về tiếp quản Thủ đô,
bài hát TIẾN VỀ HÀ NỘI của nhạc sĩ Văn Cao cứ vang lên dồn dập đêm ngày nghe
rất hào hùng. Trong lời ca đó có câu: "Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến
về,… Hà Nội bừng tiếng quân ca…". Thế là tôi cứ nhớ lại thời trai trẻ của
mình đã từng ở Hà Nội và cùng với bạn bè hát ca bài đó một cách say sưa, sôi
nổi.
Vì vậy mà tôi cố tìm hiểu kỹ về 5
cửa ô xưa ở Hà Nội để biết rõ thêm về di tích lịch sử của chúng.
1.Ô Quang Chưởng
Ô Quan
Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn (東河門, tức cửa phường Đông Hà), là
một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của
toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào
năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ
ba (1817)
được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa
ô, mà cửa ô này là một trong 5 cửa ô lớn còn sót lại của thành Thăng Long cũ.[1]
Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần
chân cầu Chương Dương. Thời xưa, ô Quan Chưởng nằm
trên đường từ trong thành phố đi ra bờ sông, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng
Hậu Túc (sau đổi là Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Từ cửa ô ra đến bờ sông Hồng là con đường
dài tám chục mét. Phía ngoài cửa ô trước kia coi như đất ngoại thành.
Cổng xây có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ
an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với
cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên nóc cửa chính có vọng lâu, tường phía trái cửa chính có gắn một
tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho
đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi
qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán 東河門 (Đông Hà
môn).
Ca dao về
Ô Quan Chưởng có câu:
Long Thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây.
Tên gọi
Tương
truyền, tên gọi Ô Quan Chưởng bắt nguồn từ sự kiện xảy ra vào
năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20
tháng 11 năm 1873).
Sách Người và cảnh Hà Nội của cụ Hoàng Đạo Thúy đã ghi: "Song
song với Hàng Đậu là Hàng Khoai. Dưới chợ là phố Mới, đầu phố chỗ gần bờ sông
có cửa ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) còn nguyên cổng xây cũ, đoạn này gọi là phố
Hàng Chiếu. Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây
cùng với bọn khách trú, khi Francis Garnier đánh
thành thì một ông Chưởng cơ, cùng một trăm chiến sĩ đã giữ thành này đến người
cuối cùng!...". Tuy nhiên, sự kiện năm 1873 cho đến nay vẫn chưa được xác
minh[2].
Chú thích
1.Từ điển đường phố Hà Nội Ô Quan Chưởng (đăng
tại Hà Nội Mới online)
2.Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà
Nội, Ô Quan Chưởng
==00==
2.Ô Cầu Dền
Ô Cầu Dền tên chữ
là Yên Ninh, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm sau thành Thịnh
Yên[1].
Ô Cầu Dền là một cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, xuất hiện trong sử từ thời
Lý, thế kỷ XI - XII (Theo sách Đại Việt sử lược, quyển II, III, Nhà xuất bản Sử
học, Hà Nội, 1960).
Các cửa ô Hà Nội đã được nêu trong nhiều tác phẩm
văn thơ, âm nhạc.
Hà Nội vui sao
Những cửa đầu ô
Tíu tít gánh gồng
Đây Ô chợ Dừa, kia Ô Cầu Dền
Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm...
Lời ca bất hủ trên đây trong bài ca Người Hà Nội
của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã làm xao xuyến hàng triệu con tim khi nhắc tới
tên các cửa ô của Hà Nội.
Vị trí:
Ô Cầu Dền nằm ngã tư lớn nối phố Huế, Bạch Mai,
Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt. Đây chính là vị trí của ô Cầu Dền ngày xưa.
Các tài liệu và bản đồ cũ cho chúng ta thấy rõ vị
trí của địa danh này cố định và tồn tại khá lâu, ít ra là từ thế kỷ XVIII. Dưới
triều Nguyễn, cửa ô Cầu Dền là cửa ô chính quan trọng nhất trên đường thiên lý.
Đó là con đường nối liền Thăng Long với các trấn và các tỉnh phía Nam (vào kinh
đô Huế) qua những đồi cây cối rậm rạp và cả một rừng mai (nay thuộc khu vực
Bạch Mai, Trương Định). Năm 1782 Lê Hữu Trác lên kinh qua cửa ô Cầu Dền có tả
như sau: "Tôi thấy một cái thổ thành không cao lắm, kế bên có một dãy
tường nhỏ, trên mặt tường ngựa đi được; phía ngoài là hàng rào tre dày đặc,
dưới hàng rào có hào sâu, trong hào thả chông, thật là mười phần kiên cố. Ba
tầng vọng canh được thiết lập nơi đây, tầng nào cũng có quân lính đứng thành
hàng hai bên, đao thương xán lạn, hào quang như tuyết. Lính giữ cửa thấy bọn
tôi đi có mang binh khí, xét hỏi thật nghiêm ngặt, đến khi biết rõ đầu đuôi,
lại nhận thấy dấu hiệu áo lính trấn thủ đất Nghệ An mới để cho đi".
Tên gọi:
Tên gọi Ô Cầu Dền Theo cố giáo sư
Trần Quốc Vượng cho hay: trước đó, cái tên này đã xuất hiện ở cố đô Hoa Lư
(Trường Yên, Ninh Bình) với tấm bia cổ, chiếc cầu đá bắc qua sông Hoàng Long và
cũng là một cửa ngõ của kinh thành Hoa Lư. Vì lẽ đó, có tác giả đã cho rằng cái
tên Ô Cầu Dền cũng như nhiều tên khác ở Hà Nội: Cầu Đông, Chợ Dừa, Đình
Ngang... đã được Lý Thái Tổ mang từ cố đô Hoa Lư ra kinh đô mới Thăng Long cách
đây nghìn năm trước.
Theo một tích khác cửa ô Cầu Dền lại chép: đời
nhà Mạc, ở làng Kim Liên có một người học trò cha mẹ chết sớm, nhà nghèo, phải
đi dạy học kiếm ăn qua ngày. Mấy năm đói kém, nhờ có mấy mẫu ruộng rau dền nên
anh đã cứu giúp được nhiều người qua khỏi nạn đói. Vì thế, người ta gọi chỗ ở
của anh là Cầu Dền. Các cụ cao niên ở đây vẫn còn nhớ vùng này xưa kia (và thậm
chí cho đến những năm 1945 - 1954) có con sông nhỏ dẫn nước thải từ nội thành
ra, hai bên bờ có đất bãi phù sa, rau màu quanh năm xanh tốt. Trong đó có rau
dền là nhiều hơn cả. Chiếc cầu bắc qua con sông hai bên bờ có nhiều rau dền nên
gọi là Cầu Dền.
3.Ô Đông Mác
Ô Đông Mác tên chữ
là Thanh Lãng, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm sau thành Lãng
Yên[1].
Ô Đông Mác là một cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, Cửa Ô Đông Mác hiện tại đã
mất hết hình tích cũ. Ngày xưa còn có tên Ô Đống Mác.
Vị trí:
Hiện nay,
có phố Đống Mác nằm ở cuối phố Lò Đúc cũng là nơi gần vi trí Ô Đông Mác ngày
xưa, giao nhau với đường Trần Khát Chân và đường Kim Ngưu, phía đông nam Hà
Nội.
Là một trong những điểm bắt đầu của con đường
thiên lý Bắc-Nam xưa, cửa ô này là nơi có thể đến bằng đường bộ lẫn đường thuỷ
vào thành Thăng Long, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt.
Tên gọi:
Ô Đông
Mác là tên cửa ô thời xưa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông
Mạc. Bản đồ Hà Nội năm 1831 gọi đây là cửa ô Thanh Lãng. Tới bản đồ năm 1866,
cửa ô này được gọi là cửa ô Lãng Yên. Sang thế kỷ 20, người dân quen gọi là ô
Đông Mác.
Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đông Mác còn
có tên là Ông Mạc. Vì năm 1782, từ nội thành về bến Thanh Trì, Hải Thượng Lãn
Ông đã đi qua cửa ô này và ghi trong Thượng kinh ký sự: "Ngày 10/9, từ
sáng tinh mơ, tôi qua cửa ô Ông Mạc. Cửa chưa mở…."
==00==
4.Ô Chợ Dừa
Ô Chợ Dừa tên chữ
là Thịnh Quang, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm về phía tây của
kinh thành Thăng Long.
Vị trí:
Ô Chợ Dừa
nằm ở ngã sáu của các phố Khâm Thiên,
Tôn Đức Thắng, Đê La Thành, Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn.
Tên gọi:
Ô Chợ Dừa
nơi có chợ nhỏ họp dưới hàng dừa rợp bóng bát ngát, một phần đã giải thích cái
tên gọi quen thuộc của cửa ô, lại hiện lên với vẻ sầm uất, nhộn nhịp của cảnh
chợ.
Theo ghi chép trong Thượng Kinh ký sự của cụ Lê
Hữu Trác: " Một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường
nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài hàng rào che kín mít. Dưới
chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng
canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc ".
==00==
5.Ô Cầu giấy
Tên gọi:
Cửa ô này ngày xưa là mở sát làng làm nghề giấy.
Vi trí:
Ô Cầu Giấy thì là một cửa ô xẻ qua toả thành đất bao quanh khu đông dân
cư của kinh thành Thăng Long xưa, được nhiều nhà nghiên cứu gọi là vòng thành
giữa, mà bức tường phía tây chạy từ núi Sưa (trong vườn Bách Thảo) theo phố
Ngọc Hà, vượt phố Sơn Tây, Nguyễn Thái Học, trở thành chính phố Giảng Võ ngày nay.
Cửa ô này vốn có tên chữ Hán là Thanh Bảo và ở vào chỗ gần Bến xe Kim Mã bây
giờ."
Ô Thanh Bảo mới có từ đời Nguyễn. Ô Cầu Giấy có
từ thời Lý ở gần Cầu Giấy (có thể nằm trên đê đường Bưởi) thì đúng hơn.
"Nguyên ở khu vực đầu phía đông cây cầu vốn có một cửa của
một toả thành mà bức tường phía tây chạy ven bờ trái sông Tô, từ chợ Bưởi xuống
đến Cầu Giấy. Đó là toả thành đất mà Lý Thái Tổ cho đắp từ năm 1014. Việt sử
thông giám cương mục có ghi: "Năm Giáp Dần (1014) đắp thành đất Thăng
Long: bốn bề xung quanh ngoài kinh thành đều sai đắp thành đất". Cái cửa
phía tây này có tên là Tây Dương.