Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

12 NGÀY ĐÊM HÀ NỘI RỰC LỬA ANH HÙNG
ĐÃ ĐÁNH BẠI CHIẾN DỊCH B52 CỦA GIẶC MỸ
                          (Nguyễn Hồng Trân sưu tầm và tóm lược)
Cuộc tập kích đ­ường không với quy mô lớn, chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc cuối tháng 12-1972 kéo dài 12 ngày đêm từ 19h15 ngày 18-12 đến 07h00 ngày 30-12-1972.
Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã lệnh cho toàn bộ máy bay chiến lư­ợc B.52 và các loại máy bay chiến thuật ở khu vực Đông Nam Á, có 193/400 chiếc xấp xỉ 50% tổng số máy bay B52 của toàn nư­ớc Mỹ tiến công, trút xuống miền Bắc nước ta một khối lư­ợng bom đạn khổng lồ, hòng đè bẹp ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Nh­­ưng quân và dân ta đã anh dũng kiên cường đánh trả, đập tan cuộc tập kích đ­­ường không chủ yếu chiến l­ược bằng máy bay B.52 của Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh xâm l­­ược Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ về nước.
-Trong đêm đầu tiên 18-12 và rạng ngày 19-12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B.52 ném 3 đợt bom xuống Hà Nội, 8 lần chiếc F.111 và 127 lần chiếc máy bay chiến thuật bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Hà Nội, 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm thương vong 300 người. Quân và dân ta bắn rơi 3 máy bay B.52 (2 chiếc rơi tại chỗ), 3 máy bay chiến thuật (2 chiếc F4, 1 chiếc A7).
-Hồi 22h ngày 26/12/1972, Không quân Mỹ đã cho máy bay B52 đến ném bom rải thảm dọc phố và khu chợ Khâm Thiên phá hủy ngay lập tức 534 ngôi nhà, làm chết 278 người, trong đó có 40 cụ già, 56 trẻ em, 94 phụ nữ, 97 nam giới. Số người bị thương là 290 người; 178 trẻ em bị mồ côi ngày đó
-Sáng 27/12/1972, máy bay Mỹ vẫn tiếp tục quần thảo trên bầu trời Hà Nội.
Không chỉ Khâm Thiên mà Bệnh viện Bạch Mai, khu tập thể 8/3... cũng bị B52 tàn phá. Hàng trăm người phải chịu nỗi đau mất người thân, không còn nhà cửa…
Tóm tắt kết quả chung cuộc:
- Trong 12 ngày đêm chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ các loại, trong đó có 34 chiếc B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (2 chiếc rơi tại chỗ) và 42 máy bay chiến thuật các loại. Tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái Mỹ.
- Riêng Quân chủng Phòng không-Không quân bắn rơi 53 máy bay các loại, trong đó có 32 chiếc B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ). Các lực l­­ượng hỏa lực: Tên lửa, Không quân, Pháo phòng không đều lập công bắn rơi B-52.
-Về phía ta, có bị hư hỏng một số trận địa tên lửa và cao xạ phòng không; một phi công chiến đấu đã hy sinh./.



Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017


CHUYỆN VỀ HỒ TRÚC BẠCH HÀ NỘI
(Nguyễn Hồng Trân sưu tầm và biên tập)
Hồ này là một phần của Hồ Tây, theo cụ Doãn Kế Thiện (người am hiểu về Hà Nội xưa) cho biết là do đắp đê Cố Ngư (thế kỷ 17) mà tách ra thành hai hồ, một lớn, một nhỏ. Đê Cố Ngư sau đọc chệch ra là Cổ Ngư. Ngày 16/10/1958, Bác Hồ đến thăm công trường Đoàn Thanh niên đắp con đường rộng trên đê Cổ Ngư và đặt tên là đường Thanh Niên.

Bờ hồ phía nam xưa có làng Trúc Yên, chúa Trịnh Giang (1729-1740) cho xây một cung điện gọi là Trúc Lâm viện, sau thành nơi an trí của các cung nữ phạm tội, họ lấy nghề dệt lụa để sinh sống. Lụa dệt rất đẹp, dân ưa dùng gọi là lụa làng Trúc Bạch (Bạch chữ Hán nghĩa là lụa) do đó mà thành tên hồ Trúc Bạch. Giữa hồ có một đảo nhỏ, trên có đền Cẩu Nhi, tương truyền có từ thời Lý. Hồ này nhỏ chỉ gần 3 hecta với chu vi chừng hơn 3 Km, chỗ sâu nhất chỉ hơn 3 mét.
Hồ này ghi lại một dấu ấn lịch sử của quân và dân Hà Nội đã bắn hạ một máy bay giặc Mỹ trên bầu trời Hà Nội rơi xuống hồ Trúc Bạch. Đó là vào ngày 26.10.1967, chiếc phi cơ A-4E Skyhawk của không lực Hoa Kỳ bị một tên lửa của quân ta bắn trúng khi tên thiếu tá phi công Mỹ John Sidney McCain đang thực hiện nhiệm vụ bắn phá và ném bom lần thứ 23 của ông trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. 
Khi chiếc máy bay ông lái bị quân ta bắn trúng, ông liền phóng dù ra khỏi chiếc phi cơ và rơi xuống Hồ Trúc Bạch. Quân dân ở Yên Phụ đứng trên bờ quan sát, còn anh Lê Trần Lụa cầm con dao nhảy xuống hồ cùng với ông Ổn bơi sau cùng nhiều thanh niên tiến đến tên phi công Mỹ để cắt dây dù cuốn nhùng nhằng quanh thân nó, cứu nó đang bị thương gãy tay, chân đưa lên bờ và cũng coi như anh Lụa và ông Ổn là hai người đầu tiên đã bắt sống được tên giặc Thiếu tá Không quân Mỹ lái chiếc máy bay A4E định bắn phá nhà máy điện Yên Phụ(gần hồ Trúc Bạch).
Đây là một trong 10 chiếc máy bay bị bắn rơi cùng ngày. Sau đó ông ta bị giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội trong 5 năm rồi được thả về Mỹ. Sau này, để ghi nhớ lại sự kiện lịch sử bắt sống giặc lái Mỹ trên hồ Trúc Bạch Hà Nội, người ta đã cho dựng một bức phù điêu về chứng tích đánh giặc Mỹ của quân và dân Thủ đô Hà Nội.
Về sau John Sidney McCain trở thành một Thượng nghị sĩ của Chính phủ Mỹ và tỏ rõ thái độ phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông đã làm mất thể diện quân đội Mỹ qua việc nhìn nhận mình là "giặc Lái" (Air Pirate) và lời tuyên bố của ông là "tôi là một tội nhân chiến tranh, tôi đã bỏ bom sát hại đàn bà và trẻ em vô tội ở Viêt Nam." (I am a war criminal; I bombed innocent women and children in Vietnam).
Về sau ông ta luôn có thiện chí với nhân dân Việt Nam và tỏ thái độ ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để giành độc lập và hòa bình cho đất nước./.