PHƯƠNG PHÁP MỚI TÌM TÊN NĂM ÂM LỊCH
TRƯỚC VÀ SAU CÔNG NGUYÊN
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội,v.v... quan tâm đến mốc thời gian liên quan giữa năm Dương lịch và năm Âm lịch, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp đối chiếu mã số danh vị Can Chi để xác định chính xác tên năm âm lịch tương ứng với năm dương lịch tương ứng cả trước Công nguyên (TCN) và sau Công nguyên (SCN). Ngoài ra cũng xin giới thiệu luôn cách tìm đơn giản tên năm âm lịch SCN theo phương pháp số học.
Trước tiên, ta lập một cái bảng danh vị lục giáp Can - Chi, kết hợp với số dư trọn chục với số đơn vị dưới 10 như bảng dưới đây (do Nguyễn Hồng Trân tạo lập năm 2009):
Sốdư
|
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
00
|
Thân
|
Dậu
|
Tuất
|
Hợi
|
Tý
|
Sửu
|
Dần
|
Mão
|
Thìn
|
Tị
|
10
|
Ngọ
|
Mùi
|
Thân
|
Dậu
|
Tuất
|
Hợi
|
Tý
|
Sửu
|
Dần
|
Mão
|
20
|
Thìn
|
Tị
|
Ngọ
|
Mùi
|
Thân
|
Dậu
|
Tuất
|
Hợi
|
Tý
|
Sửu
|
30
|
Dần
|
Mão
|
Thìn
|
Tị
|
Ngọ
|
Mùi
|
Thân
|
Dậu
|
Tuất
|
Hợi
|
40
|
Tý
|
Sửu
|
Dần
|
Mão
|
Thìn
|
Tị
|
Ngọ
|
Mùi
|
Thân
|
Dậu
|
50
|
Tuất
|
Hợi
|
Tý
|
Sửu
|
Dần
|
Mão
|
Thìn
|
Tị
|
Ngọ
|
Mùi
|
Can
|
C
|
T
|
N
|
Q
|
G
|
A
|
B
|
Đ
|
M
|
K
|
A.PHƯƠNG PHÁP SỐ HỌC KẾT HỢP ĐỐI CHIẾU
1. TÌM TÊN CAN CHI NĂM ÂM LỊCH TRƯỚC CÔNG NGUYÊN (TCN)
Việc tìm tên Can-Chi của năm dương TCN, Ta lấy số biểu năm dương lịch TCN chia cho 60 (số vòng chu kỳ Can -Chi là 60), còn lại số dư, lấy 60 trừ số dư đó rồi lấy kết quả cộng thêm 1. Sau đó đối chiếu kết quả với bảng trực giao lục giáp Can - Chi như trên bằng cách đối chiếu số dư hàng chục tròn theo cột dọc rồi tìm số nhỏ đơn vị theo hàng ngang phía trên đến số nào thì ta dóng xuống theo cột dọc thì sẽ tìm thấy giao điểm với hàng ngang chục tròn của số dư là được Chi và giao điểm hàng ngang của thứ tự các Can ta sẽ tìm được Can của năm đó. Cách đối chiếu này ta sẽ tìm được tên năm âm lịch cả Can và Chi cùng một lúc.
Ví dụ 1: Tìm tên năm âm lịch của năm 257 TCN . Năm ra đời Quốc hiệu nước ta là Âu Lạc thời vua An Dương Vương.
Theo quy tắc như đã nói trên, ta lấy 257 chia cho 60, còn dư 17, lấy 60 trừ cho 17 còn 43 + 1 = 44. Đem 44 này đối chiếu với bảng đã nêu trên, ta tìm được tên Chi là Thìn, tiếp đó ta dóng xuống hàng Can ta sẽ có tên Can là Giáp.
Như vậy, tên năm âm lịch của 257 TCN là Giáp Thìn.
Ví dụ 2: Tìm tên năm âm lịch 208 TCN là năm Triệu Đà đem quân Tàu sang đánh chiếm nước Âu Lạc của ta và lập ra nước Nam Việt.
Theo quy tắc như đã nói trên, ta lấy 208 chia cho 60, còn dư 28, lấy 60 trừ cho 28 còn 32 + 1 = 33. Đem 33 này đối chiếu với bảng đã nêu trên, ta tìm được tên Chi là Tị, tiếp đó ta dóng xuống hàng Can ta sẽ có tên Can là Quý.
Như vậy, tên năm âm lịch của 208 TCN là Quý Tị.
2. TÌM TÊN CAN CHI NĂM ÂM LỊCH SAU CÔNG NGUYÊN (SCN)
Việc tìm tên năm âm lịch theo năm dương lịch thì đơn giản hơn.
Ta lấy toàn bộ số biểu năm dương lịch đem chia cho 60, còn số dư ta đối chiếu bằng cách lần lượt thực hiện như trên ta sẽ tìm được một lúc tên cả Can và Chi của năm âm lịch tương ứng với năm dương lịch đã biết.
Vídụ: Tìm tên năm âm lịch của năm Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945:
Ta lấy 1945 chia cho 60, còn số dư là 25. Ta dóng theo hàng ngang số dư trọn chục 20 đến số dư đơn vị là 5 sẽ được tên Chi là Dậu, tiếp tục dóng theo cột dọc xuống sẽ gặp tên Can là Ất.
Vậy là tên năm âm lịch của 1945 là năm Ất Dậu.
Chúng ta cũng có thể tìm nhanh tên Can của năm âm lịch của trước và sau Công nguyên năm dương lịch bằng một cách rất đơn giản. Muốn vậy, ta phải thực hiện như sau:
Trước tiên ta lập một dãy số ứng với các Can của năm âm lịch để đối chiếu.
số 0 là ứng với Can Canh, số 1 - Tân, số 2-Nhâm, số 3 - Quý, số 4 - Giáp,
số 5 - Ất, số 6 - Bính, số 7 - Đinh, số 8 - Mậu, số 9 - Kỷ.
*Tìm tên Can năm âm lịch theo dương lịch của năm TCN:
-Việc tìm tên Can của năm TCN cũng đơn giản. Ta lấy số 11 trừ đi con số cuối của số biểu năm dương lịch rồi lấy số đó đối chiếu với số ứng tên Can như nêu trên, ta sẽ biết được tên Can âm lịch của năm đó.
Ví dụ: tìm Can năm 257 (TCN): ta lấy 11-7 = 4. Như thế, năm 257 TCN thuộc tên Can là Giáp.
*Tìm tên Can năm âm lịch theo dương lịch của năm SCN:
-Việc tìm tên Can của năm âm lịch sau Công nguyên thì quá đơn giản. Ta chỉ việc lấy số cuối của số biểu năm dương lịch rồi đối chiếu với số ứng tên Can như đã nêu trên thì ta biết được cụ thể tên Can năm đó.
Ví dụ: tìm Can năm 1945: ta lấy số 5 đối chiếu với số ứng Can như nêu trên, ta có ngay Can năm âm lịch là Ất.
Lưu ý: Khi gặp số biểu năm nhỏ hơn 60 thì coi như là số dư và tiến hành như cách đã nói trên.
B.PHƯƠNG PHÁP SỐ HỌC GIẢN ĐƠN
Phương pháp này chỉ áp dụng cho việc tìm tên năm âm lịch ứng với năm dương lịch SCN rất đơn giản, tiện lợi.
a-Tìm tên Can năm âm lịch theo dương lịch của năm SCN:
Cách tiến hành như sau:
Lấy số biểu năm dương lịch đem chia cho 10, còn số dư là số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 thì ứng với thứ tự các Can là Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ.
b-Tìm tên Chi năm âm lịch theo dương lịch của năm SCN:
Lấy số biểu năm dương lịch cộng thêm 9 rồi chia cho 12. Sau đó đem số dư đem đối chiếu với 12 Chi lần lượt từ Tý (ứng với số dư là 1), Sửu -2, Dần -3, Mão -4, Thìn -5, Tị -6, Ngọ -7, Mùi -8, Thân 9, Dậu -10, Tuất -11, Hợi - 12 thì ta sẽ có được tên chính xác của Chi năm dương đó.
Ví dụ 1: Tìm năm âm lịch của năm lập chính thức Quốc hiệu Việt Nam vào đời Gia Long thứ 3 vào năm 1804.
Ta lấy số biểu năm 1804 cộng thêm 9 rồi chia cho 12, còn dư là 1. Như thế là ứng với năm Tý. Số cuối của năm 1804 là 4 nên ứng với Can Giáp.
Vậy năm 1804 là năm Giáp Tý âm lịch.
Ví dụ 2: Vua Quang Trung đại thắng quân Nhà Thanh Trung Quốc tại trận Đống Đa vào năm 1789. Ta sẽ tìm năm âm lịch tương ứng như sau:
Lấy số biểu năm 1789 cộng thêm 9, rồi chia cho 12, còn dư 10. Như thế là ứng với Chi Dậu. Số cuối của năm 1789 là 9 nên ứng với Can Kỷ.
Vậy năm 1789 là năm Kỷ Dậu âm lịch.
Theo chúng tôi, tìm tên Can Chi của năm âm lịch ứng với năm dương lịch SCN theo phương pháp số học là đơn giản nhất và chính xác nhất. Nhưng cách này không áp dụng được cho tính năm âm lịch ứng với năm dương lịch TCM
===ooo===
Chú ý: Nếu một sự kiện nào đó mà rơi vào tháng 1 tháng 2 năm Dương lịch thì phải xem xét cẩn thận. Vì có thế tên năm Âm lịch thuộc năm trước. Do đó ta phải bớt 1 đơn vị số cuối của số biểu toàn năm đó rồi mới đối chiếu.