Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

     HẬU DUỆ HAI BÀ TRƯNG Ở INDONESIA

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau từ Việt Nam phiêu bạt đến Indonesia. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.
Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền chạy trốn ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị.
                                          ==00==
Ghi Chú: Trên đây là thông tin mà Hồng Trân(Hội viên Hội lịch sử Việt Nam) mới biết được vài tuần nay. Sự thực thế nào chưa được khảo sát và kiểm chứng. Kính mong các nhà khoa học ngành sử học trong nước và nước ngoài thẩm định lại xem thực ư thế nào? Giả thyết đó đã được thuyết phục chưa? Ai biết thêm về thông tin này, xin gửi về theo email của Hồng Trân như sau:   nghongtran38@gamil.com
Xin chân thành cám ơn.
                                                      ==00==
Phụ lục
Trong sách Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng thành bài vè đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
Hàng năm, vào ngày 6 tháng 3 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai Bà. Sau này chúng ta lồng ghép vào ngày kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ 8-3 để làm lễ hội.

Không có nhận xét nào: