ĐƯỜNG LÊN CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN, CỘT CỜ LỦNG
CÚ, DINH THỰ VUA MÈO -VƯƠNG CHÍNH ĐỨC
Ở HÀ GIANG
(Bút ký
của Nguyễn Hồng Trân)
Tháng trước, vợ chồng
chúng tôi vừa mới đi DL lên vùng núi của tỉnh Lao Cai đến thị trấn Sa Pa rồi tới
thung lũng Mường Hoa được ngồi vào Cáp treo kéo lên núi Fansipan. Chuyến đi này
tuy rằng rất thú vị, nhưng với tuổi già như tôi(79), vợ tôi(73) cũng cảm thấy mệt.
Năm nay, chúng tôi sẽ không định đi DL đâu nữa mà chỉ ở nhà dưỡng sức. Nhưng có
cậu em(TS. Đại tá QĐ về hưu-Thái Lê Thắng) đã động viên chúng tôi đi thêm một
chuyến nữa. Đó là lên Hà Giang để tận mắt chiêm ngưỡng cảnh núi rừng hùng vĩ
phía Đông Bắc của VN và đồng thời thấy được hình ảnh đời sống của các dân tộc
miền núi vô cùng vất vả gian nan nhưng vẫn luôn tự hào và giữ vững truyền thống
yêu nước bảo vệ núi rừng thiêng liêng của Tổ quốc VN.
Đoàn DL chúng tôi gồm 18
người, trong đó 5 người ở Hà Nội là quân đội, công an, y tế và giáo viên; 13
người ở TP HCM là những bạn trẻ ở lớp học viên Cao học của trường ĐH Kiến trúc
TP.HCM. Đoàn DL này dưới sự hướng đẫn của anh Đỗ Văn Hiện và chú tài xế Nguyễn
Văn Thủy.
Chúng tôi đi theo tour
DL lên Hà Giang trong 3 ngày 2 đêm. Xe của Cty DL đón chúng tôi tại trước Nhà
Hát Lớn HN và xuất phát lúc 7 giờ sáng ngày 7 tháng 10 năm 2016. Xe qua cầu Nhật
Tân, sang đường cao tốc lên Vĩnh Phúc,
qua Phú Thọ, lên Thái Nguyên, đến Tuyên Quang rồi đến Hà Giang. Đến TP. Hà Giang, chúng tôi dừng chân chụp ảnh
tại cột mốc lớn "Km số 0"(thuộc Quốc lộ 2 từ Hà Giang về Hà Nội) ở
bên trái Quảng trường 26-3, trên đường Nguyễn Trãi. Tiếp đến, xe chúng tôi chạy
dọc con đường ven dòng sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Hà Giang. Nhìn dòng sông nước
trong xanh và có đoạn thấy nhiều tảng đá nổi ở giữa dòng rất đẹp. Sau đó, xe tiếp
tục chạy lên Thạch Sơn Tiên có vùng cây hoa Tam giác Mạch [TGM]. Cả đoàn
dừng lại chụp ảnh lưu niệm trên đồng hoa TGM này. Đây là một loại hoa đặc biệt ở
vùng Hà Giang. Người ta hay tổ chức Lễ hội TGM như để vinh danh, khuyến khích
người dân giữ gìn nét văn hóa sinh sống của dân tộc miền núi. Cây hoa TGM mảnh
nhỏ chừng 50-60 cm. Nó giống như hoa dại trong rừng, nó có hoa màu trắng, màu hồng
rồi tàn hoa và có hạt chuyển sang khô. Người ta thu hoạch về đập lấy hạt để làm
bột thức ăn cho người và gia súc. Hạt nó màu xám đen như hạt giống ngò mùi ở miền
xuôi. Khi ăn cái bánh rán có TGM, ta cảm thấy có mùi vị thơm ngon đặc biệt. Loại
hoa này người dân Hà Giang cứ trồng nhiều nơi ở quanh nhà, ở thung lũng, ở sườn
núi… Xe chúng tôi chạy vòng vèo trên đường lên dốc núi đỉnh dèo, luôn nhìn thấy
những thửa ruộng bậc thang và hoa TGM nằm xen kẽ giữa khoảng trống của núi đá
và rừng cây.
Cũng may là hôm đó, thời
tiết vùng này mát mẻ, chúng tôi lúc đầu cũng cảm thấy thoải mái dễ chịu. Nhìn
xa xa những áng mây trắng lãng đãng bay qua trên đỉnh núi. Chúng tôi cảm thấy mơ
màng như lac vào tiên cảnh của núi rừng Hà Giang.
Đầu tiên chúng tôi đến cửa
ngõ của Cao Nguyên đá Đồng Văn. Cao nguyên đá này kéo dài đến cả 4 huyện của tỉnh
Hà Giang, từ Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn đến Mèo Vạc. Trong đó những núi đá nổi
bật nhất là ở Đồng Văn. Con đường cho xe chạy qua vùng này còn hẹp, rất hiểm trở,
quanh co, gấp khúc hàng trăm đoạn trên cao, rất căng thẳng cho tài xế và cả du
khách ngồi trên xe. Có nhiều đoạn đường xe như leo lên triền núi cao, chúng tôi
nhìn thấy phía dưới là những chóp núi nhỏ khác và những đồi ruộng bậc thang
cũng như đồng hoa Tam giác Mạch.
Thỉnh thoảng xe phải dừng
lại cho tài xế nghỉ tay, dưỡng sức và chúng tôi có dịp chụp ảnh lưu niệm với
Cao nguyên đá nơi này. Chúng tôi leo lên núi "Cổng Trời" ở Quản Bạ ngắm
cảnh rừng núi nhấp nhô trùng trùng, điệp điệp có mấy cặp núi đôi trông rất cân
đối ấn tượng. Chúng tôi tranh thủ chụp ảnh lưu niệm rồi lên xe chạy tiếp đến
vùng có nhiều dãy đá đen xám, có tảng dựng đứng rất oai vệ như đưa mắt nhìn ra
mặt đường chào du khách vãng lai. Vùng núi đá ở đây toàn thấy đá với đá chồng
chất nhau lên cao. Đá toàn một màu xám đen. Đây là một cao nguyên đá đặc biệt
nên từ tháng 4 năm 2010 đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công
viên Địa chất Toàn cầu (GGN)
của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu
duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á. Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng
Văn là nơi cư ngụ của khoảng hơn 250 ngàn người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam.. Ngày
xưa vùng này hầu hết là các dân tôc thiểu số như H'Mông (Mèo), Lô Lô, Tày,
Nùng, Thái… Sau này mở mang DL nên một số người Kinh cũng lên làm ăn sinh sống
trên đất Hà Giang ngày càng đông hơn.
Sau khi dừng chân quan
sát những dãy núi đá hùng vĩ thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn chạy dọc dòng sông
Nho Quế ( xuất phát từ TQ đến Hà Giang) , đoàn chúng tôi đến Tham quan khu dinh
thự vua Mèo ngày xưa. Khu này ở vùng Sà Phìn, trước khi leo lên khu dinh thự,
chúng tôi đi ngang qua chợ phiên Sà
Phìn. Phiên chợ này mỗi tuần có một phiên, người đi chợ rất tấp nập. Hàng hóa đủ
thứ được bày bán ở đây một cách tư do. Khi đến cổng của dinh thự này, có cô
thuyết minh dẫn chúng tôi tham quan và nghe được nhiều điều tỷ mỷ về dinh thự vủa
vị vua Mèo này.
Sau khi trở thành vị vua
Mèo quyền uy ở Đồng Văn, ông Vương Chính Đức đã chứng kiến một giai đoạn dài những
thăng trầm trong lịch sử của người Mông Đồng Văn. Trong giai đoạn đó, Vương
Chính Đức và người con trai ông, Vương Chí Sình, đã trở thành huyền thoại của
vùng đất này. Để khẳng định vai trò và uy quyền của mình, "vua Mèo"
Vương Chính Đức đã mất nhiều tháng trời đi khắp đó đây tìm nơi có phong thủy tốt
để xây cất dinh thự họ Vương. Khu này được xây dựng trong vòng 8 năm với
diện tích 1.120 m2. Toàn bộ dinh thự có hình mai rùa vững chắc, bao gồm hàng chục
toà ngang, dãy dọc quy mô, bề thế với nhiều công trình phụ trợ khác, cùng với
những hàng cây sa mộc vươn cao làm nổi bật lên nét vương giả giữa vùng cao
nguyên.Vật liệu để xây dựng nhà gồm đá xẻ, gỗ lim, gỗ nghiến, nền nhà bằng đất,
lợp ngói âm dương,… kết cấu kiến trúc gồm hai tầng, sàn nhà được lát bằng gỗ.
Phía ngoài gian chính giữa có treo một bức hoành phi bằng chữ Hán do vua Khải Định
triều Nguyễn phong tặng vua Mèo “Biên chinh khả phong”(Biên cương vững chắc). Ngay
trước cửa chính vào dinh thự có cặp câu đối:
“Gia tích thiện Hiền nhân xuất nhập/Môn
phong lưu Quý khách vãng lai” (Nhà tụ người hiền thiện ra vào/Cửa thông thoáng
khách quý tới lui ).
Vương Chính Đức giàu sụ
do buôn bán hàng hóa đặc biệt là thuốc phiện. Sà Phìn chính là nơi trung chuyển
thứ "cơm đen" từ tam giác vàng Miến Điện với vùng Vân Nam Trung Hoa
sang Đông Dương. Cụ Vương lại ngấm ngầm sắm sửa vũ khí và có cả quân đội bí mật
là những trưởng họ người Mông trung thành trong vùng.
Khi Nhật đảo chính Pháp,
đội quân bí mật của Vương Chính Đức và Vương Chí Sình đã góp phần với quân du
kích của Mặt trận Việt Minh tiêu diệt đánh đuổi quân Pháp tại khu vực Hà Giang.
Cách mạng Tháng Tám
thành công, Chính phủ Hồ Chí Minh đã có sự liên lạc cũng như mối thâm giao với
người con thứ 2 của ông vua Mèo là Vương Chí Sình. Đích thân Cụ Hồ đã mời cụ
Vương Chí Sình tham gia khóa Quốc hội đầu tiên và kết nghĩa anh em. Cụ Hồ đã đổi
Vương Chí Sình thành Vương Chí Thành. Chính phủ ta cử phái viên phi ngựa về Sà
Phìn, Đồng Văn trao tặng cụ Vương Chí Sình thanh đại đao (sau này quen gọi là bảo
kiếm) mà trên vỏ bọc kiếm, Bác Hồ viết 8 chữ, mỗi bên 4 chữ cho thợ khắc:
"Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ" là một sự kiện tốt lành không
riêng nhà Vương ở Sà Phìn mà còn là ngày hội vui chung đối với người Mông ở cao
nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc.
Cụ Vương tiếp tục tái cử
ĐBQH khóa II (1960-1964). Những năm cuối năm mươi, phỉ nổi loạn ở cao nguyên Đồng
Văn, gia đình nhà Vương đã góp phần đáng kể vào việc bình ổn ở khu vực phức tạp
này. Sau đó cụ Vương Chí Sình được Bác Hồ mời về Hà Nội ở. Cụ mất năm 1962 thọ
76 tuổi. Những đời sau của cụ, nhiều người đã đi sang các nước ngoài sinh
sống lập nghiệp. Các đời nhà Vương đều lần lượt đặt tên đệm là: Chính, Chí, Quỳnh, Duy, Văn, Lập.
Năm 1946, cùng với mối
thâm giao với nhà Vương, Bác Hồ đã trực tiếp giới thiệu chàng trai người Mông là
Vương Quỳnh Sơn, cháu ruột Vương Chí Sình vào học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn.
Sau này ông Sơn đảm nhiệm nhiều công tác khác nhau ở Việt Bắc lẫn Hà Nội. Khi về
hưu ông vẫn được Chính phủ giao làm cố vấn mảng miền núi dân tộc.
Sau khi rời khỏi dinh thự
vua Mèo,chúng tôi lên tham quan vùng cột cờ Lủng Cú-địa đầu Tổ Quốc VN (sát
biên giới TQ). Lúc đến chân núi Lủng Cú, chúng tôi nhìn lên đỉnh núi thấy cột cờ
đang tung bay lá cơ đỏ sao vàng VN thật là uy linh, hoành tráng. Chúng tôi, ai
cũng mua áo cờ đỏ sao vàng mặc vào và khẩn trương lên tận cột cờ để chào cờ, ngắm
cảnh rồi cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm tại đây rất hứng thú. Đoàn học viên Cao học
trường Kiến trúc TP.HCM đã xếp mô hình chữ "V" tượng trưng cho vinh
quang VN và phất cờ lên như tuyên thệ với Tổ quốc rằng: "Lớp trẻ chúng con
luôn hết lòng phụng sự cho đất nước VN vinh quang và vững bền…"
Nhiều đoàn du khách
trong nước và cả nước ngoài cũng đến tham quan rất đông. Mọi người gặp nhau ở
đây đều thể hiện trên nét mặt thân thiện, vui tươi, khâm phục và tự hào với
truyền thống giữ nước của quân dân ta.
Chúng tôi có dịp nghe người
quản lý di tích đã kể lại về quá trình xây dựng cột cờ lịch sử này rằng:
Cột cờ
được xây dựng trên đỉnh Núi Rồng, thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, nằm
ở độ cao trên 1.468m so với mặt nước biển.
Theo tài liêu di tích lich sử văn hóa đã ghi: Tiền thân của cột cờ Lũng Cú xuất hiện từ thời lý, khi Lý Thường Kiệt hội quân trấn ải biên thùy thì ông đã cho treo một lá cờ tại nơi này để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, từ đó lá cờ được duy trì trên bầu trời biên cương.
Theo tài liêu di tích lich sử văn hóa đã ghi: Tiền thân của cột cờ Lũng Cú xuất hiện từ thời lý, khi Lý Thường Kiệt hội quân trấn ải biên thùy thì ông đã cho treo một lá cờ tại nơi này để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, từ đó lá cờ được duy trì trên bầu trời biên cương.
Đến
năm 2000 cột cờ bằng bê tông cốt thép được xây dựng. Khi mới xây dựng thì con
đường lên cột cờ vẫn chưa được rải nhựa mà chỉ là đường mòn và cũng chưa có những
bậc đá quý như ngày nay, lúc đó nhân dân đã phải cõng, gùi xi măng, đá, cát, sỏi,
nước và những nguyên vật liệu xây dựng khác từ chân núi lên. Đến năm 2002, khi
cải tạo nâng cấp thì mới rải nhựa và xây dựng toàn bộ các bậc đá.
Được
sự đồng ý của thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo huyện
Đồng Văn tiến hành nâng cấp cột cờ to hơn, đẹp hơn và bề thế hơn ngay tại vị
trí Cột cờ cũ. Công trình Cột cờ Quốc
gia được đầu tư xây dựng là có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, ngoại giao, khẳng
định về chủ quyền lãnh thổ của Quốc gia, đồng thời thu hút khách du lịch trong
và ngoài nước.
Với
những ý nghĩa đó, ngày 8 tháng 3 năm 2010 Cột cờ Lũng Cú chính thức được khởi
công xây dựng, cùng với sự nỗ lực, cố gắng và sự quyết tâm của cán bộ, công
nhân viên chức đơn vị thi công cũng như sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các
ngành, ngày 25 tháng 9 năm 2010 cột cờ đã được hoàn thành và được đưa vào phục
vụ du khách trong và ngoài nước.
Đặc điểm của di tích này là:Đường lên gồm 2 đường:
Đặc điểm của di tích này là:Đường lên gồm 2 đường:
-Đường bộ ( phía sau nhà
khách Cực Bắc)
-Đường xe ô tô lên đến
nhà lưu niệm cột cờ.
-Bậc lên xuống: Tổng số
839 bậc. Trong đó:
-Từ nhà nghỉ Cực Bắc
đến nhà Lưu Niệm: 425 bậc.
-Từ nhà Lưu Niệm đến chân Cột Cờ : 279 bậc.
-Bậc cầu thang xoán ốc trong cột cờ lên đỉnh là:
135 bậc.
-Tổng chiều cao cột cờ : 34,85m.
-Cán cờ cao : 14,25m.
Phát
biểu tại lễ khánh thành cột cờ mới, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hoàng Minh Nhất
nói: “Lũng Cú là vùng đất địa đầu Tổ quốc, nơi có Cột cờ Lũng Cú biểu tượng
đánh dấu chủ quyền Tổ quốc Việt Nam và cũng từ đó, cột cờ Lũng Cú luôn gắn với
tên đất tên người của Hà Giang, luôn là niềm tin, niềm tự hào và sức mạnh của
các dân tộc trong tỉnh. Việc trùng tu, nâng cấp Cột cờ Lũng Cú lần này nhằm khẳng
định vị thế của đất nước, chủ quyền của Tổ quốc và tôn vinh tinh thần yêu nước,
anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc của đồng bào, chiến sĩ
nơi đây”.
Cột cờ
Lũng Cú trở thành niềm tự hào của bà con đồng bào các dân tộc ở Hà Giang nói
riêng, đồng thời là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam . Đây cũng
là điểm du lịch được nhiều hãng lữ hành khai thác. Hiện nay, đường lên đỉnh núi
có cột cờ đã được xây dựng lại với 839 bậc đá lên theo lối cũ, đồng thời cũng
đã có lối đi mới đi xuống, cũng 839 bậc. Muốn leo lên đỉnh Cột cờ để phóng tầm
mắt ra xung quanh, thì đi theo cầu thang xoáy trôn ốc bằng sắt với 140 bậc
trong lòng cột cờ. Từ trên đỉnh Cột cờ Lũng Cú nhìn về phía Tây có 2 hồ nước.
Điều lạ là, dù ở độ cao chót vót này nhưng nước ở 2 cái hồ này luôn trong xanh
không bao giờ cạn, được người dân coi là “long nhãn” (mắt rồng). Dưới chân cột
là nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của
các dân tộc Hà Giang.
Hiện nay, tại Đồn biên
phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú
và hầu như cứ khoảng 1 tuần hoặc lâu nhất là 10 ngày cờ lại phải được thay mới,
do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng. Những lá cờ cũ được
giữ lại làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đặt chân đến đây, được mang
theo về một kỉ vật là lá cờ Tổ quốc từng tung bay trên đỉnh Cột cờ Lũng Cú. Đây
là một món quà mang ý nghĩa thiêng liêng đối với bất cứ người con đất Việt
nào.
Sau khi tham quan xong cột
cờ Lủng Cú, chúng tôi lên đường đi qua đèo Mã Pì Lèng- nơi được mệnh danh là một
trong "Tứ đại đỉnh đèo" ở Bắc Việt. Đó là 1.Đèo Pha Đin (ở tỉnh Điên
Biên), 2.Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai), 3.Đèo Mã Pì Lèng( Hà Giang), 4.Đèo Khau Phả
(Yên Bái). Chúng tôi dừng lại ở đèo Mã Pì Lèng để chụp ảnh xuống những ngọn núi
và dòng sông Nho Quế đang lượn vòng vèo dưới các chân núi trong buổi chiều tà.
Sau đó xe chở chúng tôi đến thi trấn Mèo Vạc để ăn tối và nghỉ ngơi qua đêm tại
khách sạn Xuân Hạc.
Sáng ngày hôm sau, chúng
tôi lên đường trở về Hà Nội. Dọc đường về, xe dừng lại một số địa điểm có quang
cảnh thiên nhiên đáng ngắm nhìn, ghi nhớ hoặc vào các chợ, nhà hàng đặc sản
vùng núi để mua sắm chút quà về tặng cho người thân.
Dọc đường đi lên tham
quan Hà Giang cũng lúc trở về Hà Nội, đoàn chúng tôi cùng nhau ca hát dọc đường
vui vẻ và giao lưu chuyện trò với nhau giữa mấy vị già và lớp trẻ rất thân
tình. Sau đó, TS.Đại tá Thái Lê Thắng đã thay mặt đoàn phát biểu ý kiến về chuyến
du lịch Hà Giang vừa qua và tỏ lòng cám ơn sự vui vẻ nhiệt tình và tận tụy, chu
đáo của anh hướng dẫn viên Đỗ Văn Hiện và chú lái xe Nguyễn Văn Thủy.
Về đến Hà Nội, lúc tạm
biệt chia tay nhau, chúng tôi ai cũng lưu luyến, vấn vương… Trong tâm trí chúng
tôi chắc ai cũng suy nghĩ sẽ làm được những điều gì đó hữu ích cho bà con, bạn
bè thân thuộc và cộng đồng sau chuyến tham quan rất bổ ích và lý thú này.
Sau chuyến du lịch này tôi có ngẫu hứng làm một bài thơ lục bát: "Đường lên du lịch Hà Giang" để tặng các bạn đọc cho vui.
Sau chuyến du lịch này tôi có ngẫu hứng làm một bài thơ lục bát: "Đường lên du lịch Hà Giang" để tặng các bạn đọc cho vui.
ĐƯỜNG LÊN DU LỊCH HÀ GIANG
==@@==
Đường lên du lịch Hà Giang
Quanh co khúc khỉu băng ngàn núi
sông
Bấy lâu nao nức trong lòng
Được đi một chuyến thỏa mong đợi
chờ
Dù cho mệt mỏi vật vờ
Vẫn say ngắm cảnh nên thơ dâng
tràn
Nhìn cao nguyên đá Đồng Văn
Nhấp nhô dựng đứng tạo thành cảnh
quan
Xen lẫn ruộng lúa bậc thang
Hoa Tam giác Mạch nở tràn đồi cao
Đến vùng Lủng Cú tự hào
Lá cờ Tổ quốc phất cao biên thùy
Trải qua bão tố hiểm nguy
Cột cờ vẫn vững uy nghi sơn hà.
Truyền thống đoàn kết dân ta
Bảo vệ Tổ quốc nước nhà bình yên.
=***=
(Thơ Nguyễn Hồng
Trân)
(Long Biên, Hà Nội ngày
10 tháng 10 năm 2016.NHT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét