Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

   PHONG TỤC DÂN GIAN VIỆT NAM CHỌN NGÀY LÀNH THÁNG TỐT
                                                   ==00==                                                      
Phong tục dân gian Việt Nam ta về "chọn ngày lành tháng tốt"[NLTT] đã có từ lâu đời do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa truyền sang nước ta trong cả thời kỳ Bắc thuộc. Phong tục này đã thấm sâu vào tâm thức người Việt từ xưa và kéo dài cho đến ngày nay. Hễ cứ làm việc gì quan trọng của cá nhân, gia đình, họ hàng, làng xã...đều thường chọn NLTT mới tin việc sẽ được an lành, thông đạt. Nghĩa là mọi việc sẽ   thuận lợi và thành công tốt đẹp. Như chọn ngày giờ cho các việc: xuất hành, hôn nhân, xây cất, an táng, tế tự v.v...        
Cũng chẳng biết thực hư thế nào; hay dở thế nào thì dân chúng  chưa biết rõ, nhưng nghe thấy người ta tin vào chuyện đó thì cũng làm theo. Nhiều người không hiểu ý nghĩa ra sao cứ thấy ai cũng làm mà mình không làm thì không yên tâm. Về sau nhỡ có chuyện gì xui xẻo, khốn khổ thì người ta lại nói xoi xỉa cho thì đau lòng, xót dạ lắm.
Thực ra vấn đề này cho đến ngày nay khoa học cũng chưa khám phá ra được điều gì để khảng định nên tin hay không tin. Cái gì nên giản lược đi, cái gì nên giữ lại cho hợp thời và giữ được nét đẹp của văn hóa dân tộc. Không nên bày biện quá nhiều những thủ tục rờm rà phức tạp. Ai cũng muốn thế, nhưng biết làm thế nào? Có cái gì đó khiến người ta cứ âm thầm chấp nhận cho yên chuyện. Đó chính là yếu tố tâm lý. Nghĩa là làm việc gì quan trọng cũng phải xem xét cẩn thận, nghiêm chỉnh, không nên qua loa, đại khái. Việc chọn NLTT là một trong những yếu tố  quyết định niềm tin thành công tốt đẹp của họ. Sau đó lễ vật, cách thức tiến hành là tùy theo hòan cảnh, khả năng kinh tế của chủ nhân mà thực hiện.
   Do nhu cầu phong tục về chọn NLTT của nhân dân đề tiến hành các việc hệ trọng mà trong xã hội phát sinh ra một số "thầy coi" phục vụ kịp thời. Trong số đó có một số người lợi dụng lòng tin của dân làm phù phép thêm để lấy tiền. Thực chất những người đó chưa hiểu biết gì sâu sắc về văn hóa dân tộc và mê tín dị đoan nên họ cứ làm liều như những người "điếc không sợ súng".
  Ngày nay đã có nhiều sách xuất bản chính thức nói về  phong tục Việt Nam, trong đó có việc chọn NLTT. Chúng ta nên xem và truyền cho nhau kinh nghiệm thực hiện cho chủ động và giản tiện hơn. Không nên đi  xem "thầy coi"  mất công, tốn tiền. Chẳng hạn có thể tìm đọc các sách: "Phong tục Việt Nam" của Toan Ánh, "Việt Nam phong tục" của Phan kế Bính, "Bàn về lịch Vạn niên" của Tân Việt v.v... Trong những sách đó đều có thể tìm thấy những điều cần thiết về NLTT. Chẳng hạn, tìm giờ tốt khi đã định ngày. Theo sách của Phan Kế Bính tiến hành theo nguyên tắc bằng bốn câu thơ cổ liên quan đến các Chi ngày, giờ như sau:
         
 Dần - Thân  gia Tý, Mão - Dậu  Dần,
Thìn - Tuất  tầm Thìn, Tý - Ngọ Thân.
Tị-Hợi  thiên cương tầm Ngọ Vị (Mùi),
Sửu - Mùi  tòng tuất, định kỳ chân.

Nghĩa là nếu chọn ngày Dần, ngày Thân thì khởi tính từ giờ Tý(Tý, Sửu.)
       Nếu chọn ngày Mão, ngày Dậu  thì khởi tính từ giờ Dần(Dần, Mão...)
Nếu chọn ngày Thìn, ngày Tuất thì khởi tính từ giờ Thìn(Thìn, Tị…)
       Nếu chọn ngày Tý, ngày Ngọ thì khởi tính từ giờ Thân (Thân, dậu...)
       Nếu chọn ngày Tị, ngày Hợi thì khởi tính từ giờ Ngọ (Ngọ, Vị = tức Mùi...).
       Nếu chọn ngày Sửu, ngày Mùi thì khởi tính từ giờ Tuất(Tuất, Hợi...)
Tiếp theo đó, ráp vào câu: Đạo Viễn Kỷ Thời Thông Đạt, Lộ Giao Hà Nhật Hoàn Trình.
Chú ý các Chi giờ nào trùng vào các chữ : Đạo Viễn Thông Đạt Giao Hoàn(chữ thứ 1, 2, 5, 6, 8,11) là đúng vào các giờ tốt. Nghĩa là mỗi ngày có 6 giờ tốt.
Thí dụ: ta muốn chọn ngày tốt của ngày Thân. Theo quy tắc trên, ta sẽ tìm được 6 giờ tốt là: Tý(1) , Sửu(2), Thìn(5), Tị(6), Mùi(8), Tuất(11).
Vì thế, chúng tôi đã nghĩ ra một cách tìm trực tiếp rất đơn giản và dễ nhớ hơn. Đó là cách tìm giờ ngày tốt theo quý tắc "Đan lồng mốt"  các Chi theo Chiều thuận cột dọc(từ cột 3) của 6 Chi hàng ngang như sau:      

Ghi chú: Cách dùng bảng tra giờ tốt từng ngày như trên rất đơn giản. Đầu tiên xem ta định ngày nào tên ngày âm lịch thì xem trong 2 cột dọc bên trái, tiếp đó dóng theo cùng hàng ngang để tìm những giờ tốt trong ngày đó hoặc chon ngày tốt trong tháng tốt mà vận dụng đối với từng việc cho phù hợp và thuận tiện.
Ví dụ: Ngày Dần, ngày Thân thì dùng dãy giờ trong hàng ngang thứ nhất: Tý, Sửu, Thìn, Tị, Mùi, Tuất.
Quy định giờ âm lịch được tính như sau:
Giờ Tý từ sau 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng; 12 giờ đêm là chính Tý.
Giờ Sửu từ sau 01 giờ sáng đến 3 giờ sáng;02 giờ sáng là chính Sửu.
Giờ Dần từ sau 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng; 04 giờ sáng là chính Dần.
Giờ Mão từ sau 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng; 06 giờ sáng là chính Mão.
Giờ Thìn từ sau 7 giờ sang đến 9 giờ; 08 giờ sáng là chính Thìn.
Giờ Tị từ sau 9 giờ đến 11 giờ trưa; 10 giờ sáng là chính Tị.
Giờ Ngọ từ sau 11 giờ trưa đến 01 giờ chiều; 12 giờ trưa là chính Ngọ.
Giờ Mùi từ sau 01 giờ chiều đến 3 giờ chiều;2 giờ chiều là chính Mùi.
Giờ Thân từ sau 03 giờ chiều đến 5 giờ chiều; 4 giờ chiều là chính Thân.
Giờ Dậu từ sau 05 giờ chiều đến 7 giờ tối; 6 giờ chiều là chính Dậu.
Giờ Tuất từ sau 7 giờ tối đến 9 giờ tối; 8 giờ tối là chính Tuất.
Giờ Hợi từ sau 9 giờ tối đến 11 giờ đêm; 10 giờ  đêm là chính Hợi.
rồi quay lại giờ Tý như trên.

Nhìn vào bảng trên, theo các Chi ở cột dọc trong vùng giờ tốt, ngày tốt, ta thấy rằng, các Chi cứ đan xen nhau cách một Chi, hay nói cách khác, là Chi dương đi thuận với Chi dương; Chi âm thuận với Chi âm nối tiếp nhau. Ta chỉ cần nhớ 6 Chi đứng đầu từng cột (Tý Sửu Thìn Tị Mùi Tuất) , sau đó ta sẽ tìm được trực tiếp dễ dàng các ngày giờ tốt cần thiết. Bằng cách này, ta có thể tìm nhanh chóng, chính xác các giờ tốt(theo ngày), các ngày tốt (theo tháng) rất tiện lợi.
Theo quan niệm của các nhà thiên văn thời xưa cho rằng: trong những giờ đó, ngày đó có các sao tốt nằm trong vùng Hoàng đạo. Đó là các chùm sao:1-Thanh Long, 2-Minh Đường, 3-Kim Quỹ, 4-Bảo Quang(Kim Đương), 5-Ngọc Đường, 6-Tư Mệnh.
Theo tâm lý thông thường của dân chúng thì người ta chỉ chú ý nhiều đến ngày tốt, giờ tốt là chủ yếu. Đối với việc chọn tháng tốt thì có một vài quan điểm khác nhau, song nhìn chung thiên về chọn tháng nào mà theo luật"âm dương ngũ hành” không khắc chủ nhân là được. Nếu gặp tháng tương sinh tuổi của chủ nhân thì càng tốt. Chẳng hạn nếu tuổi chủ nhân thuộc hành Mộc thì tránh chọn tháng thuộc hành Kim (vì Kim khắc Mộc thì có hại). Để có thể nhận biết được năm tháng ngày thuộc tính của hành  nào, ta xem bảng tổng kết vắn tắt sau đây:
  Nhờ bảng này, ta có thể biết được mối liên quan giữa tương sinh, tương khắc của ngũ hành :Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Cụ thể vòng tương sinh là: Kim -> Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Thổ ->Kim... (rồi quay lai vòng),
 vòng tuơng khắc là: Kim <-> Mộc <-> Thổ <-> Thủy <-> Hỏa <-> Kim...

Từ đây, ta có thể chọn các năm, tháng không gặp xung khắc về ngũ hành.
        Cũng cần lưu ý rằng: các Chi tháng thì luôn cố định. Cứ theo Chiều thuận, tháng giêng là Chi Dần, tháng 2: Mão, tháng 3: Thìn.... tháng 12: Sửu. Nhưng Can của tháng thì thay đổi tùy theo Can năm. Cụ thể là:
Đối với Can năm mà --Giáp và Kỷ thì Can tháng giêng là Bính.
                                  --Ất  và Canh  ----    là Mậu.
                                  --Bính và Tân  ----    là Canh.
                                  --Đinh và Nhâm ----  là Nhâm.
                                  --Mậu và Quý    ----  là Giáp.
Từ đó, ta có thể biết được các Can(tính theo Chiều thuận) từ tháng 1 đến tháng 12 của năm đó khi đã biết Can đầu của chúng đi với Chi Dần để có tên Can Chi của tháng giêng. Khi đã biết chính xác về tên Can Chi của từng tháng, ta sẽ biết được thuộc  hành nào của nó để vận dụng chọn tháng cho thích hợp.
Ngoài ra, người ta chọn tháng theo cách riêng tùy từng việc (không biết xuất phát từ lý giải nào ?) . Thí dụ các tháng tốt cho việc xuất giá là:
Đối với tuổi: 
Tý - Ngọ:      đại lợi ở tháng: 6 và 12;  tiểu lợi ở tháng: 1 và 7.
Sửu - Mùi:  đại lợi vào tháng 5 - 11     tiểu lợi vào tháng 4 -10.
Dần -Thân: đại lợi vào tháng 2 - 8       tiểu lợi  vào tháng 3 -6.
Mão - Dậu:đại lợi vào tháng 1 - 7         tiểu lợi  vào tháng  6 -12.
Thìn - Tuất: đại lợi vào tháng 4 -10      tiểu lợi  vào tháng 5 -11
Tị - Hợi : đại lợi  vào tháng 3 - 9           tiểu lợi  vào tháng 2 -8.
Mặt khác, theo phong tục Việt Nam về chọn NLTT còn chú ý tránh một số ngày kiêng kị linh tinh khác nữa. Như  ngày xung tuổi, ngày sát chủ, ngày đại hao, ngày thiên cương...những ngày này người ta coi là không tốt cho mọi việc tiến hành quan trong của chủ sự.
1.Ngày xung tuổi: chủ yếu là những ngày có Can Chi cách 5 bậc Can Chi tuổi của chủ nhân. Thí dụ: tuổi Mậu Dần thì ngày xung tuổi là ngày Giáp Thân. Vì G cách M  5 Can (K C T N Q) và Thân cách Dần 5 Chi (Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi).
2.Ngày sát chủ: Theo quy tắc tứ hành xung Chiều thuận với từng cặp tháng lẻ, tháng chẵn âm lịch như sau:  Với các tháng lẻ là cặp ngày Tý và Ngọ luân chuyển. Tức là tháng giêng: T-1 ngày Tý , T-3  -ngày Ngọ, T-5 ngày Tý, T-7 ngày Ngọ, T-9  ngày Tý, T-11 ngày Ngọ. Với các tháng chẵn là cặp ngày Mão Dậu. Tức là: T-2 ngày Mão, T-4 ngày Dậu, T-6 ngày Mão, T-8 ngày Dậu, T-10 ngày Mão, T-12 ngày Dậu.
3.Ngày đại hao: tính theo Chiều thuận bắt đầu từ tháng giêng là ngày Ngọ, tháng hai là ngày Mùi... tháng 12 là ngày Tị.
4.Ngày Thiên cương: tính theo Chiều thuận các Chi âm của ngày đối với những tháng lẻ; các Chi dương của ngày đối với các tháng chẵn. Cụ thể  như sau:
Tháng giêng: T1 - ngày Tị,  T3 - ngày Mùi, T5- ngày Dậu, T7- ngày Hợi, T9 -ngày Sửu, T11- ngày Mão. T2 - ngày Tý, T4 -ngày Dần, T6 -ngày Thìn, T8 -ngày Ngọ, T10 - ngày Thân, T12 - ngày Tuất.
 5.Ngày Thọ tử: tính theo Chiều thuận Chi của các ngày và bắt đầu từ ngày Tuất cho hết 6 tháng lẻ đến 6 tháng chẵn. Còn can của ngày thì theo định vị riêng. Cụ thể như sau:
     *Tháng 1 ngày B. Tuất.  *Tháng 2
-ngày N.Thìn.
     *Tháng  3  -ngày  T. Hợi. *Tháng  4     - ngày Đ. Tị.
     *Tháng  5 -ngày - M. Tý. *Tháng    6     - ngày   B. Ngọ.
     *Tháng 7 -ngày - A. Sửu.* Tháng    8 -  ngày Q. Mùi.
     *Tháng 9 -ngày - G.Dần. *Tháng 10     - ngày N. Thân.
     *Tháng 11-ngày -T.Mão. *Tháng 12    -ngày T. Dậu
6.Ngày Nguyệt kỵ: Hàng tháng là những ngày 5, 14, 23. (Dân ta có câu: "mồng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn")        
Ngoài ra có một số ngày kiêng kị tùy theo từng việc như: xuất hành đi xa, khai trương, mở hội, cưới hỏi, tế lễ, an táng.v.v...Chẳng hạn:
7.Ngày Kiếp sát (kị xuất hành, giá thú, xây cất,an táng): ngày này được tính theo quy tắc "tứ hành xung nghịch đảo" Đối với các tháng lẻ thì cặp ngày Hợi - Tị; với những tháng chẵn thì cặp ngày Thân - Dần. Cụ thể như sau:
Tháng 1- ngày Hợi,
       Tháng 2 -ngày Thân.
       Tháng 3  - ngày Tị,   
Tháng  4 - ngày Dần.
       Tháng  5 - ngày Hợi,  
        Tháng  6  - ngày Thân.
       Tháng  7  - ngày  Tị,           
        Tháng  8  - ngày Dần.
       Tháng  9  - ngày Hợi,        
        Tháng 10 - ngày Thân.
       Tháng 11 -  ngày Tị,        
        Tháng 12 - ngày  Dần.
8.Ngày Thiên tai địa họa (kị gả cưới, xây cất):
      Tháng 1,5,9 kị ngày Tý; tháng 2,6,10 kị ngày Mão, tháng 3,7,11 kị ngày Ngọ, tháng 4, 8,12 kị ngày Dậu.
9.Ngày Tam nương sát (kị xuất hành, khai trương mở hội): Đó là những ngày 3,7, 13,18, 22, 27.
10.Ngày Trùng tang (kị giá thú, an táng, xây cất): gồm những ngày có can theo Chiều thuận. Bốn tháng cuối mùa đều là can Kỷ và không có ngày can Mậu. Cụ thể là trong 12  Tháng ( T1      T2     T3    T4    T5    T6    T7    T8    T9    T10    T11    T12) , cứ mỗi tháng theo thứ tự như trên thì ứng với một ngày có Can Trùng tang như sau: G.   A.     K.    B.    Đ.   K.     C.     T.   K.   N.    Q.    K.
Nhìn chung, ta thấy rằng: trong dân gian cũng còn nặng nề về chuyện kiêng kị nhiều ngày rắc rối, phức tạp. Khó mà tìm được một ngày cho thật tốt hoàn hảo. Chủ yếu người ta chọn ngày dựa vào trọng tâm từng việc thì còn dễ chịu hơn. Như thế mới tạo được sự yên tâm cho chủ nhân đỡ băn khoăn, lo lắng. Thực ra vấn đề chọn NLTT chưa ai chứng minh, lý giải được cái đúng, cái hay của nó một cách hợp lý cả. Chẳng qua người ta bắt chước nhau làm theo kiểu dân gian thường nói:"xưa  bày, nay làm" để tạo ra một tâm lý yên trí đã thận trọng thực hiện coi ngày giờ thích hợp để cho cả gia đình và bà con an tâm tin tưởng./. ]
                               
Ghi chú: Bài này đã đăng trên tạp chí Đại học Huế,
Số 34-35/1-2002.                  

Không có nhận xét nào: