Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016


     CHÚC MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27-2-2016
                                        ==00==
                                          (Nguyễn Hồng Trân)

Cứ hằng năm, đến dịp kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam  là tôi lại nhớ đến vài chuyện tản mạn liên quan đến nghề thầy thuốc ngày xưa ở quê tôi.
*Mấy câu đối về thầy thuốc:
A.Cặp câu đối thứ nhất: "Thầy thuốc hay ho, không uống rượu".
(Vế ra câu nầy của thầy Đông Y Nguyễn Bá Đàm (thường gọi là ông Giáo Tiềm) ở thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Vế ra câu này có từ kép "hay ho" bao hàm 2 ý nghĩa vừa cụ thể và vừa trừu tượng: cụ thể "hay ho" là chứng bệnh ho nhiều; nghĩa trừu tượng "hay ho" tức là hành nghề giỏi giang.
Vế đối là:    "Bệnh nhân sốt sắng muốn ăn chè".
(Câu đối lại này là của bác Nguyễn Công Trản ở thôn Phú Long, Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị).
Vế đối này cũng khá chuẩn với từ kép "sốt sắng" cũng vừa chỉ bệnh sốt, vừa chỉ đặc tính cá nhân.
B.Cặp câu đối thứ hai: "Thuốc sơ sơ, nhờ thần hiệu"
Vế đối: "Thầy dở dở, đỡ xóm làng".
Cặp câu đối này cũng của thầy lương Y Nguyễn Bá Đàm. Thể hiện sự khiêm tốn chân thật của người thầy thuốc Việt Nam ngày xưa.
*Thầy Đốc Hy tại bệnh viện Thị xã Quảng Trị thời xưa:
Bệnh viện thị xã Quảng Trị xưa có ông Đốc Hy(tức Phan Hy người làng Nhan Biều, Triệu Phong, Quảng Trị) nổi tiếng là một thầy thuốc rất tận tình với bệnh nhân. Ông không phân biệt đối xử các giai tầng trong xã hội. Ông đối xử với bệnh nhân là công bình như nhau.Do đó, thái độ của ông ân cần chăm sóc người bệnh là giống nhau mà không hề thiên vị người có chức quyền hay giàu sang. Những người đã từng nằm viện thị xã Quảng Trị ngày xưa đều cảm phục và rất quý trọng ông Đốc Hy điều đó.

        Khi cuộc kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược Việt Nam bắt đầu, ông Đốc Hy đi theo kháng chiến lên chiến khu Ba Lòng làm Giám đốc bệnh viện dã chiến. Tại vùng rừng núi Ba Lòng, ông đã dốc lòng cứu chữa cho nhiều nhiều cán bộ và đồng bào qua khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn gian khổ về đời sống vật chất và tinh thần, nhưng ông Hy vẫn vượt qua để an tâm chữa trị bệnh cho đồng bào mà không bao giờ kêu ca, tan vãn gì. Ông xem mỗi bệnh nhân an lành ra viện là một niềm vui lớn đối với ông hằng ngày…

Không có nhận xét nào: