Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

TẬP TỤC DÂN GIAN CHỌN NGÀY LÀNH, GIỜ TỐT

           TẬP TỤC CHỌN NGÀY LÀNH, GIỜ TỐT
                                          ******      
                                     
Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam cũng như nhiều nước ở Châu á có phong tục chọn ngày lành, tháng tốt, giờ tốt để thuận lợi tiến hành những việc như xuất hành, khai trương, động thổ xây dựng, giá thú, mai táng…
Thực ra chuyện này có linh nghiệm hay không thì cũng chưa ai tổng kết rành mạch được. Tuy vậy, trong thực tế đời sống, người ta cứ truyền cho nhau những kết quả thuận lợi khi biết xem ngày lành, tháng tốt để bắt đầu thực hiện những việc hệ trọng. Từ đó trong dân gian từ xưa đến nay vẫn thành tâm tự nguyện duy trì lề thói ấy cho đến ngày nay.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho những ai quan tâm đến vấn đề này, tôi xin giới thiệu một bảng tra tìm ngày, giờ tốt để mọi người tham khảo mà áp dụng để khỏi phải mất công, tốn tiền đi xem thầy tư vấn.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề này qua các sách báo xưa và nay, tôi đã tạo ra một bảng tra tìm ngày lành, giờ tốt, tháng tốt một cách giản đơn dễ nhớ, dễ tìm hiểu để thực hiện.
Bảng tra cứu này do tôi tạo ra vào Quý xuân năm Canh Dần 2010 và đã kiểm tra qua thực tế đối chiếu với các sách nói về “Ngày lành, tháng tốt” đã xuất bản xưa và nay đều thấy trùng khớp, chính xác.
Sau đây xin giới thiệu bảng tra tìm đó:
                   
      Ngày
               Vùng chọn giờ tốt  (phía dưới)
Dần
Thân
Sửu
Thìn
Tị
Mùi
Tuất
Mão
Dậu
Dần
Mão
Ngọ
Mùi
Dậu
Thìn
Tuất
Thìn
Tị
Thân
Dậu
Hợi
Dần
Tị
Hợi
Ngọ
Mùi
Tuất
Hợi
Sửu
Thìn
Ngọ
Thân
Dậu
Sửu
Mão
Ngọ
Mùi
Sửu
Tuất
Hợi
Dần
Mão
Tị
Thân
     Tháng  
               Vùng chọn ngày tốt(phía trên)


Ghi chú: Cách dùng bảng tra giờ tốt từng ngày như trên rất đơn giản. Đầu tiên xem ta định ngày nào tên ngày âm lịch thì xem trong 2 cột dọc bên trái, tiếp đó dóng theo cùng hàng ngang để tìm những giờ tốt trong ngày đó mà vận dụng đối với từng việc cho phù hợp và thuận tiện.
Ví dụ: Ngày Dần, ngày Thân thì dùng dãy giờ trong hàng ngang thứ nhất: Tý, Sửu, Thìn, Tị, Mùi, Tuất.
Quy định giờ âm lịch được tính như sau:
Giờ Tý từ sau 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng; 12 giờ đêm là chính Tý.
Giờ Sửu từ sau 01 giờ sáng đến 3 giờ sáng;02 giờ sáng là chính Sửu.
Giờ Dần từ sau 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng; 04 giờ sáng là chính Dần.
Giờ Mão từ sau 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng; 06 giờ sáng là chính Mão.
Giờ Thìn từ sau 7 giờ sang đến 9 giờ; 08 giờ sáng là chính Thìn.
Giờ Tị từ sau 9 giờ đến 11 giờ trưa; 10 giờ sáng là chính Tị.
Giờ Ngọ từ sau 11 giờ trưa đến 01 giờ chiều; 12 giờ trưa là chính Ngọ.
Giờ Mùi từ sau 01 giờ chiều đến 3 giờ chiều;2 giờ chiều là chính Mùi.
Giờ Thân từ sau 03 giờ chiều đến 5 giờ chiều; 4 giờ chiều là chính Thân.
Giờ Dậu từ sau 05 giờ chiều đến 7 giờ tối; 6 giờ chiều là chính Dậu.
Giờ Tuất từ sau 7 giờ tối đến 9 giờ tối; 8 giờ tối là chính Tuất.
Giờ Hợi từ sau 9 giờ tối đến 11 giờ đêm; 10 giờ  đêm là chính Hợi.
rồi quay lại giờ Tý như trên.
Lưu ý rằng: Tùy theo công việc định tiến hành diễn ra vào lúc nào cho thuận tiện và trong thời gian dài hay ngắn để ta chọn giờ cho thích hợp. 
Bảng này cũng có thể vận dụng để tìm ngày tốt trong tháng. Tháng giêng tính là tháng Dần, tháng 2 là Mão, tháng 3 là Thìn… tháng 12 là Sửu. Ta cũng tiến hành cách tìm như trên. Căn cứ vào 2 cột tháng bên trái bảng, ta tìm các ngày tốt của tháng Giêng (là tháng Dần) và tháng 7 (là tháng Thân) thì dóng theo hàng ngang là các ngày tốt; tháng Hai là tháng Mão và tháng 8 là tháng Dậu thì ta dóng hàng ngang thứ 2 thì sẽ tìm được những ngày tốt trong hai tháng đó. 
Ngoài ra người ta cẩn thận hơn nữa là còn xem thêm những ngày kiêng kỵ cần tránh và những ngày xung khắc bổn mệnh theo thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH để lựa chọn những ngày tháng cho thích hợp với công việc hệ trọng mà ta định làm.
                            ==00==         

Không có nhận xét nào: